Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2010

"Vị Giám mục không tuổi"


Tôi cứ nhớ mãi câu nói này của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn về Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên dịp ngài về thăm giáo xứ Mỹ Khánh vào những ngày đầu tháng 9/2009 vừa qua.

Ở vào độ bát thập, cái tuổi đáng ra đã có thể vui thú với điền viên, xa lánh mọi vướng bận, gấp gáp của dòng đời, vậy mà con người ấy chẳng thể có nổi một ngày nhàn rỗi. Công việc của một vị chủ chăn với gần nửa triệu con chiên cứ khiến ông mải miết với những chuyến đi xuôi ngược, khi thì viếng thăm mục vụ, cử hành bí tích, lúc là các đợt công cán với đầy đủ tầm mức lớn nhỏ khác nhau… Dường như, ông sinh ra là để dành cho những cuộc lên đường, thầm lặng trong mỗi bước chân là niềm khát khao sục sôi cống hiến.

Những ngày tiết Đại hàn, khí trời hanh khô, miền Trung lại trở mình đón cái lạnh se thắt. Cố thức dậy sớm hơn thường lệ, nhấm nháp ly trà ấm trong lúc đợi tiếng điểm chuông từ nhà thờ Chính toà. Đằng kia, nơi chiếc Ipod bật sáng, nhạc Trịnh vẫn thả những giọt buồn thế thái, từng giai điệu và ca từ sâu lắng như đưa lòng người vào một ngày bình yên. Hôm nay, 25/01 là một ngày đặc biệt - ngày mà toàn thể đại gia đình giáo phận hướng về giáo đô, hiệp cùng người cha già khả kính dâng lời tạ ơn Thiên Chúa và thánh Phaolô Tông đồ đã gìn giữ ngài suốt quãng đời đã qua.

Trọn 50 năm mục tử, con người ấy đã kinh qua không biết bao nhiêu bước thăng trầm, dâu bể để trung thành và tận tuỵ trong sứ vụ chăn dắt những chiên con của Chúa. 50 năm ấy biết bao ân tình, lý tưởng dâng hiến đã trở thành một phần máu thịt, thành hồn vía, để như một lẽ sống phụng sự, ngọn lửa Cao Đình Thuyên luôn cháy hết mình trong những thang trật mục vụ cho Giáo Hội với niềm hăng say dấn thân không mỏi.


Mười bảy năm, chưa đầy hai thập niên gắn bó trong cương vị là chủ chăn giáo phận nhưng ngần ấy thời gian cũng đủ tạo nên rất nhiều những dấu ấn Cao Đình Thuyên, để lại không ít dư ba trong chính bản thân vị Giám mục đầu bạc và cuộc đời nhiều trải nghiệm của ông.

Sẽ không quá khi nói rằng, cùng với thời gian, những dấu ấn vốn mang sắc thái cá nhân đã hoà vào dòng chung, làm nên những giá trị mang tính thời đại. Một giáo phận với bề dày truyền thống hàng trăm năm lịch sử đang thể hiện một khuôn mặt trẻ trung, giàu tính năng động và khát vọng vươn lên. Vinh đã được biết đến nhiều hơn, không chỉ trong tư cách của một giáo đoàn vững mạnh, đầy tiềm năng phát triển, của mảnh đất trù phú vào loại bậc nhất về ơn gọi, cái nôi sản sinh ra biết bao người con ưu tú,… mà còn với sự trung trinh, bất khuất, lòng can đảm gìn giữ, tiếp nối và làm giàu thêm gia sản Đức tin cao quý của ông cha. Thương hiệu đó được tạo dựng từ cả một quá trình, điều ấy đã hẳn, nhưng chắc chắn rằng, nó đã được làm nên bởi những con người cụ thể - những con người với dòng máu, khí phách, trí tuệ, bản sắc, cốt cách và tâm hồn Vinh.

Người viết còn nhớ, tháng 7/2009, biến cố Tam Toà xảy ra, Đức Cha đang thực hiện chuyến công du tại Mỹ, ngài đã quặn thắt thế nào khi hay tin những giáo dân và linh mục của mình bị đánh trọng thương, Thánh giá bị xúc phạm. Một chương trình giao lưu quy mô và rầm rộ do giới Công giáo tại California tổ chức để chào đón Đức Cha, dù đã được lên lịch từ trước đó cả tháng trời đến phút cuối đành phải huỷ bỏ. Ngài vội vã đặt chuyến bay trở về Việt Nam để có thể cảm thấu, sẻ chia những đau thương, mất mát và cùng sống với giáo phận trong những ngày đầy sóng gió.


Sáng ngày 15/8, tại Quảng trường Toà Giám mục Xã Đoài, trước sự hiện diện của hơn hai trăm ngàn giáo dân, vị cha già khả kính đã nghẹn đi vì xúc động. “Giáo phận Vinh không chỉ có một Cao Đình Thuyên mà còn năm trăm ngàn Cao Đình Thuyên khác” - câu nói bất hủ kia đã đi vào lịch sử, biểu trưng cho lòng quyết tâm và sức mạnh đoàn kết của đại gia đình giáo phận trước bất cứ thử thách, nghịch cảnh nào…

Dãy nhà Toà Giám mục Xã Đoài ở tầng 2 có một không gian đầy ắp màu xanh. Ở đó, khi bước chân vào, ta như cảm nhận được cái nhỏ nhắn, chật chội nhưng thư thái và ấm cúng đến kỳ lạ, như thể ngoài kia, chưa bao giờ có một dòng đời ầm ào và gấp gáp, như thể từ ngàn năm nay, cuộc sống vẫn bình yên, dung dị một vẻ đẹp thanh bình sau những ô cửa ấy. Không tủ chè, sập gụ, đồ cổ theo “mốt” của không ít các vị học giả và cũng không được trang trí những nội thất sang trọng theo diện “chính khách”, thứ “của nả” nhiều nhất và cũng được gia chủ nâng niu nhất có lẽ là sách, thêm chiếc radio cũ kĩ để ngay ở đầu giường.


Sách ngổn ngang trên bàn làm việc, sách trong phòng ngủ, sách bày biện trên những chiếc kệ cao vút… Mặc dù tuổi đã cao, lịch tiếp khách, làm việc, viếng thăm mục vụ đặc kín nhưng Đức Cha, như chỗ tôi biết, là người ham đọc và có sức đọc, sức viết kinh khủng.

83 tuổi, linh tuệ và minh mẫn, cái phong thái giản dị, cởi mở, chân thành nhưng đầy nghiêm khắc, mẫn tiệp của một người cha, một người thầy lớn khiến một kẻ hậu bối như tôi cảm thấy mình đang đối diện với một khối cẩm thạch đẹp, sáng đến độ có thể soi tỏ mọi tì vết bụi bặm nhỏ nhất của cuộc đời.

83 tuổi, con người tưởng như bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác, bất chấp sự khắc nghiệt của năm tháng ấy lại đau đáu, khắc khoải những ưu tư, trăn trở với tương lai của giáo phận và đời sống của đoàn chiên. Ẩn khuất trong tâm hồn đầy nhân bản và tâm thế an dung, tự tại ấy tôi đọc thấy cái thẳm sâu của những niềm riêng, của những khát vọng không thoả.

Câu khẩu hiệu “Cùng chịu đóng đinh vào thập giá với Chúa Kitô” dường như đã vận vào Đức Cha suốt dọc cung đường dâng hiến, để như một Phaolô sau “cú ngã ngựa ở Đamát”, như những ngày qua và cho đến bây giờ, lòng nhiệt tâm Tông đồ chưa một lần ngừng chảy trong huyết quản.

"Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay..." (Phạm Tiến Duật).


Sáng ngày 25/01/2010, tại nhà thờ chính toà Xã Đoài đã long trọng diễn ra thánh lễ kính thánh Phaolô Tông đồ trở lại - Quan Thầy Đức Giám mục Giáo phận.



Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ tế thánh lễ tạ ơn với sự đồng tế của cha Tổng đại diện F.X Võ Thanh Tâm cùng gần 100 linh mục trong giáo phận. Đông đảo tu sĩ, chủng sinh, bà con thân hữu và giáo dân xa gần đã về tham dự thánh lễ, hiệp lời cầu nguyện cho vị chủ chăn tôn quý.



Thay lời cho toàn thể đại gia gia đình giáo phận, cha Tổng Đại diện đã phát biểu chúc mừng Đức Cha nhân dịp mừng lễ Quan Thầy, kỷ niệm 50 linh mục, 17 năm trong thiên chức Giám mục Giáo phận; bày tỏ lòng tri ân trước những công ơn cao dày của Đức Cha trong suốt những năm tháng gắn bó với giáo phận; cầu chúc ngài giữ mãi tâm hồn trẻ trung và lòng nhiệt tâm phụng sự Chúa và Giáo Hội, tiếp tục đồng hành với đoàn con cái trong những tháng ngày phía trước.




Trần Dũng

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2010

Chỉ cần ''nắm'' các Giám mục thôi


Từ chức “vì lý do sức khoẻ”

Nghe tin Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt xin từ chức Tổng Giám Mục Hà Hội “vì lý do sức khoẻ”, ai cũng phải ngạc nhiên. Xem đoạn băng vidéo cách đây chỉ mới hơn một năm, chính xác là ngày 21-09-2008, nghe giọng nói sang sảng của ngài khi phát biểu tại trụ sở UBND Tp. Hà Nội, nhìn gương mặt rắn rỏi, phong thái tự tin, ta thấy đó là một con người đầy tràn sức sống. Một thời gian sau, càng ngày người ta càng thấy ngài ít xuất hiện, rồi ngài phải thường xuyên đi nghỉ dưỡng vì bệnh mất ngủ triền miên, từ đó sức khoẻ của ngài sa sút trầm trọng. Giữa hai quãng thời gian này là hội nghị các giám mục tại Xuân Lộc. Tại hội nghị này, HĐGM/VN đã nhận được văn thư ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND Tp. Hà Nội đề ngày 23-09-2008, trong đó ông yêu câu HĐGM/VN “xem xét, xử lý và đề nghị xử lý nghiêm minh theo quy định của Giáo Hội đối với Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt… đồng thời yêu cầu thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo… ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Sau đó, trong văn thư đề ngày 25-09-2008, Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM/VN đã trả lời ông Nguyễn Thế Thảo là: “Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các vị này (trong đó có Đức Tổng Giám Mục Hà Nội) không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo Hội Công Giáo”. Cùng với lá thư này là bản “Quan điểm của HĐGM/VN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay”. Đọc các tài liệu này, rồi nhìn lại các sự việc xảy ra từ các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý, và mới đây là Đồng Chiêm, lại đọc bài “Lên tiếng hay không lên tiếng” của Ban Biên Tập WHĐ trên trang mạng của HĐGM/VN, ta dễ dàng nhận ra sự lẻ loi đơn độc của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội trong tập thể các giám mục Việt Nam. Vị giám mục duy nhất công khai và mạnh mẽ bày tỏ sự đồng tình với Đức Tổng Kiệt ngay những ngày đầu tiên của vụ Thái Hà là giám mục giáo phận Vinh, Đức Cha Phao-lô Cao Đình Thuyên. Từ các nhận định trên, việc Đức Tổng Kiệt suốt những đêm dài triền miên không sao chợp mắt, dẫn đến tình trạng sức khoẻ sa sút trầm trọng, không còn phải là chuyện khó hiểu. Trong những điều kiện như thế, cảm thấy không còn đủ sức khoẻ để chu toàn một nhiệm vụ muôn phần khó khăn trong hoàn cảnh cực kỳ phức tạp hiện nay, Đức Tổng Kiệt đã không thấy có giải pháp nào tốt hơn là xin từ chức. Do đó, việc xin từ chức chỉ là cái ngọn của vấn đề.

Chúng tôi sẽ không giết ông đâu !

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến một mẩu chuyện đã được nghe ít lâu sau khi Đức Cha (hồi đó còn là Đức Cha) Nguyễn Văn Thuận bị buộc phải rời Hà Nội để đi sống lưu vong bên Rô-ma. Một linh mục thân tín của ngài kể lại cho tôi rằng: trong một lần “làm việc” với người đứng đầu cục An ninh, viên chức này đã nói với tù nhân Nguyễn Văn Thuận: “Chúng tôi sẽ không giết ông đâu ! Chúng tôi chỉ cần để cho giám mục các ông giết nhau thôi.” Chiến thuật này thành công tới mức nào thì không ai rõ, vì làm sao ta có được một bản báo cáo hay thống kê chính thức. Nhưng mức độ thâm hiểm thì phải công nhận là siêu đẳng. Các con cái Chúa, chẳng biết có khôn được như rắn hay không, nhưng vốn đơn sơ (hay ngây thơ) như bồ câu, dễ gì lường trước được mọi thứ mưu ma chước quỷ để đề phòng !

Chỉ cần “nắm” các giám mục thôi

Tôi cũng được nghe kể chuyện một linh mục Việt Nam ở Mỹ, vì muốn có cơ hội thỉnh thoảng về Việt Nam, nên giữ mồm giữ miệng rất kỹ, tránh không tham gia các tổ chức “phản động”, tránh những nơi xuất hiện cờ vàng ba sọc đỏ để khỏi bị ghi hình. Khi trở về Việt Nam thăm gia đình tại một giáo xứ miền Lâm Đồng, cũng như mọi Việt kiều khác, cha được một anh công an đến “hỏi thăm sức khoẻ”. Khi được hỏi về tình hình chống cộng của người Việt tại nơi cha ở, cha trả lời cách đơn sơ là không biết, vì thật sự cha không hề tham gia vào một tổ chức, một sinh hoạt chính trị nào. Anh công an tỏ vẻ hoài nghi, liền nói để dằn mặt: “Anh có khai hay không khai, tôi cũng chẳng cần. Nhưng tôi nói cho anh biết: các anh bên Tây bên Mỹ cứ tha hồ mà chống cộng. Chúng tôi ở đây chỉ cần ‘nắm’ các giám mục là đủ rồi !” Thú thật nghe chuyện này xong, mắt tôi sáng ra, và tôi hiểu được nhiều “mầu nhiệm”. Thì ra để đối phó với các tôn giáo (ở đây là Công Giáo), chính quyền cộng sản Việt Nam không phải chỉ có những mẹo vặt, những cách ứng phó đột xuất, nhất thời. Nhưng rõ ràng là đã có cả một sách lược lâu dài, xuất phát từ những nghiên cứu khách quan, khoa học.

Khi không chịu để cho Nhà Nước “nắm

Kể từ khi Việt minh lên cướp chính quyền năm 1945 cho đến khi Công Đồng Va-ti-ca-nô II kết thúc, Giáo Hội Công Giáo cương quyết chống lại chủ nghĩa cộng sản. Do đó, ngay cả các linh mục (ngoại trừ một số rất nhỏ, và số này lại bị cộng đoàn tín hữu coi thường) cũng không chịu để cho Nhà Nước “nắm”, còn nói chi các giám mục. Với Công Đồng Va-ti-ca-nô II, lằn ranh không còn ở giữa các chế độ như tư bản hay cộng sản, nhưng giữa tốt và xấu, giữa thiện với ác. Giáo Hội chủ trương cởi mở, đối thoại với mọi thể chế chính trị. Ta hiểu được tại sao tại miền Nam sau 1975, Giáo Hội Công Giáo không còn thái độ chống cộng cách quyết liệt như ngoài miền Bắc. Trước khi tràn tới Sài Gòn, Việt cộng đã chiếm được Huế. Chính vì vậy mà vị giám mục đầu tiên công khai kêu mời tín hữu Công Giáo chấp nhận “chính quyền cách mạng” và sẵn sàng hợp tác, không ai khác hơn là Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Phi-líp-phê Nguyễn Kim Điền. Nhưng chính vì chỉ chấp nhận đối thoại, hợp tác, chứ không chịu để cho Nhà Nước “nắm”, nghĩa là lợi dụng, chi phối, lèo lái, mà Đức Tổng Điền đã phải điêu đứng suốt một thời gian dài trước khi chết (có người đã không ngại nói là ngài bị đầu độc).

Năm 1975, tại Sài Gòn, vị giám mục được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị, là Đức Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận. Chính vì biết rằng Đức Cha Thuận sẽ không phải là người để cho Nhà Nước “nắm”, nên Nhà Nước đã dứt khoát đẩy ra khỏi Sài Gòn, thậm chí tống vào hoả lò. Biết rằng tiếp tục để ngài ở lại Việt Nam thì chẳng khác chi ôm một thùng thuốc nổ, nên cuối cùng Nhà Nước đã chọn giải pháp triệt để, là tống ra không phải chỉ khỏi thủ đô Hà Nội, nhưng là khỏi nước Việt Nam.

Đến đây ta hiểu tại sao Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, lại bị chính quyền Hà Nội đề nghị với HĐGM/VN “chuyển nơi hoạt động tôn giáo ra khỏi Giáo phận Hà Nội”. Đơn giản chỉ vì Nhà Nước đã thấy ngài “nắm” được linh mục, “nắm” được giáo dân, nhưng chính ngài lại không chịu để cho Nhà Nước “nắm”. Và nếu ngài bị đẩy ra khỏi Hà Nội, thì cũng có nghĩa là bị đẩy ra khỏi Việt Nam, vì thử hỏi: sau Hà Nội, có chính quyền địa phương nào lại dám đứng ra lãnh cái “của nợ” ấy !

Kết luận

Nếu, như lời một viên chức công an, chính sách của Nhà Nước đối với Công Giáo, chủ yếu là “nắm” các giám mục, thì câu hỏi được đặt ra là: liệu các ngài có chịu để cho mình bị “nắm” hay không. Trên đây tôi đã đưa ra hai trường hợp: Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, và Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Còn các vị khác trong HĐGM hiện nay thì sao ? Có vẻ như ta đã có được câu trả lời qua các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… Đúng là muốn “nắm” Giáo Hội Công Giáo, chỉ cần “nắm” các giám mục. Đặc biệt hơn cả là vụ Đồng Chiêm, và tiếp theo sau là bản “Lên tiếng hay không lên tiếng”, cho ta thấy: không biết các ngài đã bị “nắm” chặt tới mức nào.

Sài-gòn, ngày 22 tháng 01 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2010

Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội Thông Báo Về Tình Hình Tại Giáo Xứ Đồng Chiêm








VĂN PHÒNG
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2010

Kính gửi: Quí Cha
Quí Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh
và toàn thể Anh chị em giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội.

Văn Phòng Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội xin thông báo về diễn tiến tình hình giáo xứ Đồng Chiêm (Xã An Phú, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội) như sau:

Sau khi đã triệt hạ và đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ rạng sáng ngày 6/1/2010, chính quyền địa phương tiếp tục khủng bố tinh thần giáo dân Đồng Chiêm bằng cách dùng loa phóng thanh công suất lớn liên tục phát đi những bài lên án, lăng mạ và vu khống cha xứ, cha phó và giáo dân Đồng Chiêm, đồng thời huy động hàng trăm cảnh sát cơ động, lực lượng vũ trang và công an chìm phong tỏa và ngăn chặn mọi lối vào giáo xứ Đồng Chiêm. Ngoài ra:

- Ngày 17/01/2010, công an đã bắt giam bà Đinh Thị Hường và ông Nguyễn Văn Đãng, tới nay vẫn chưa được thả. Cháu Bạch Thị Ái, học sinh lớp 10, con của bà Hường cũng bị công an đánh đập dã man.

- Ngày 18/01/2010, các bà Phạm Thị Heo, Đinh Thị Dậu và Trần Thị Thu đang lúc đi chợ bị công an bắt và tạm giam 24 giờ.

- Trong hai ngày 19 và 20/01/2010, các bà Đinh Thị Huyền, Bạch Thị Hà và Bạch Thị Quyên bị công an huyện Mỹ Đức triệu tập để xét hỏi từ sáng đến tối.

- Nghiêm trọng hơn là vụ đánh đập tàn nhẫn ông Nguyễn Hữu Vinh ngày 11/01/2010 tại trạm gác công an ở làng Đồng Chiêm và đánh bất tỉnh thầy Nguyễn Văn Tặng, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, ngày 20/01/2010 trên đường vào Đồng Chiêm.

- Riêng cha xứ Đồng Chiêm Giuse Nguyễn Văn Hữu và cha phó Giuse Nguyễn Văn Liên thì bị công an nhiều lần gửi giấy gọi lên điều tra xét hỏi.

Ngày 20/01/2010, Đồng Chiêm hoàn toàn bị bao vây cô lập, bất cứ ai đến từ bên ngoài đều bị công an tại các trạm kiểm soát ngăn chặn không cho vào. Các linh mục của giáo hạt Hà Nội vào thăm giáo xứ Đồng Chiêm đã bị lực lượng công an chặn lại ở Cầu Xây, cách Đồng Chiêm 500m, không được vào.

Trước tình hình mỗi lúc một thêm căng thẳng, xin toàn thể gia đình Tổng Giáo Phận tiếp tục cầu nguyện tha thiết cho cha xứ, cha phó và giáo dân xứ Đồng Chiêm nhất là những anh chị em bị đánh đập, giam cầm, được giữ vững niềm tin giữa muôn vàn thử thách, sẵn sàng chia sẻ thập giá Chúa Kitô. Đồng thời xin cho các quyền cơ bản của con người được tôn trọng để đất nước có được nền hòa bình, công lý, dân chủ và văn minh thật sự.

Trân trọng thông báo

Linh mục Gioan Lê Trọng Cung
Chánh Văn Phòng

---------------------------------
N.B. Thông báo này được đọc trong tất cả các nhà thờ từ hôm nay cho đến hết Chúa Nhật 24/01/2010. Sau mỗi thánh lễ, các cộng đoàn sẽ hát “Kinh Hòa Bình” và “Cầu Cho Giáo Phận” để cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm.


VP Tòa Tổng Giám mục Hà Nội

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2010

ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI VÀ ĐOÀN TÙY TÙNG THĂM HOA KỲ, NGÀY 15-04-2008

TỔNG THỐNG MỸ GEORGE W. BUSH PHÁ LỆ NGHI THỨC NGOẠI GIAO KHI CÙNG PHU NHÂN VÀ CÁC QUAN CHỨC CHÍNH PHỦ TRẢI THẢM ĐỎ RA TẬN SÂN BAY QUÂN SỰ ĐÓN ĐỨC GIÁO HOÀNG






























NGOẠI TRƯỞNG MỸ RICE, CHỦ TỊCH HẠ VIỆN NANCY PELOSI, THƯỢNG VIỆN MỸ CHÀO ĐÓN GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI TẠI NHÀ TRẮNG



CHỦ TỊCH HẠ VIỆN MỸ NANCY PELOSI HÔN NHẪN ĐỨC GIÁO HOÀNG





TỔNG THỐNG HOA KỲ GEORGE W. BUSH MỞ TIỆC CHIÊU ĐÃI TRỌNG THỂ ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI TẠI NHÀ TRẮNG NGÀY NHÂN DỊP SINH NHẬT CỦA NGÀI



TẠI VATICAN, TỔNG THỐNG BUSH TẶNG GIÁO HOÀNG MỘT CÂY GẬY TRẮNG CÓ KHẮC MƯỜI ĐIỀU RĂN, 2008



ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI LÀM LỄ RỬA TỘI TẠI ĐIỆN SISTINE



ĐỨC GIÁO HOÀNG BAN PHÉP LÀNH URBI ET ORBI (CHO DÂN THÀNH RÔMA VÀ CHO TOÀN THẾ GIỚI) DỊP LỄ PHỤC SINH 2009



ĐỨC GIÁO HOÀNG VÀ ÔNG THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ RÔMA TRÊN ĐỒI CAPITOL, 2009



ĐỨC BENEDICT XVI TRÊN NGAI CỦA KHÁN PHÒNG "SẢNH ĐƯỜNG CÁC NGAI TÒA"



ĐỨC BENEDICT XVI BAN PHÉP LÀNH URBI ET ORBI (CHO DÂN THÀNH RÔMA VÀ CHO TOÀN THẾ GIỚI) NHÂN DỊP LỄ GIÁNG SINH 2008



ĐỨC BENEDICT XVI VÀ GIÁO TRIỀU RÔMA XEM BỘ PHIM "ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II" TẠI ĐẠI THÍNH ĐƯỜNG PHAOLÔ VI



DÂN CHÚNG ĐÓN CHÀO ĐỨC GIÁO HOÀNG TẠI PARIS, PHÁP, 09-2008



ĐỨC BENEDICT XVI, ĐỨC HỒNG Y GEORGE PELL (TỔNG GIÁM MỤC SYDNEY) VÀ ĐỨC HỒNG Y QUỐC VỤ KHANH TÒA THÁNH TARCISIO BERTONE, WYD 2008



TẠI WYD 2008, ĐỨC BENEDICT XVI CẦU NGUYỆN



THỊ TRƯỞNG THÀNH PHỐ NEW YORK MICHAEL BLOOMBERG ĐÓN ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI ĐẾN THĂM GROUND ZERO (NƠI 2 TÒA THÁP ĐÔI TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI BỊ ĐÁNH SẬP NGÀY 11-09-2001)

























HÀNG TRĂM NGÀN NGƯỜI DÂN NEW YORK ĐÃ ĐỔ RA DỌC HAI BÊN "ĐẠI LỘ SỐ 5" (THE 5TH AVENUE) ĐỂ CHÀO MỪNG ĐỨC GIÁO HOÀNG ĐẾN VỚI KINH ĐÔ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI













ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC TẠI NEW YORK

TỔNG THƯ KÝ LHQ BAN KI MOON VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO, ĐẠI SỨ CÁC NƯỚC CHÀO ĐÓN GIÁO HOÀNG

TỔNG THƯ KÝ LIÊN HIỆP QUỐC BAN KI MOON NÓI: "ĐƯỢC ĐÓN ĐỨC THÁNH CHA BENEDICT XVI ĐẾN TẬN TRỤ SỞ VIẾNG THĂM VÀ PHÁT BIỂU LÀ MỘT VINH DỰ LỚN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC, VÌ ĐỨC THÁNH CHA ĐẠI DIỆN CHO TOÀN THẾ GIỚI."







ĐỨC GIÁO HOÀNG CHÀO THĂM CÁC THAM DỰ VIÊN, KHÁN PHÒNG VỖ TAY NỒNG NHIỆT, VINH DỰ MÀ LIÊN HIỆP QUỐC CHƯA TỪNG DÀNH CHO BẤT KỲ NGUYÊN THỦ NÀO, TRỪ CÁC GIÁO HOÀNG ĐÃ TỪNG ĐẾN THĂM NƠI ĐÂY

















CHƯA HỀ CÓ MỘT VỊ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA NÀO ĐƯỢC CÁC ĐẠI SỨ CHỤP HÌNH KHI TIẾN LÊN KHÁN PHÒNG LIÊN HIỆP QUỐC, TRỪ ĐỨC GIÁO HOÀNG











BÊN NGOÀI SẢNH ĐƯỜNG LIÊN HIỆP QUỐC, NGƯỜI TA ĐỨNG CHẬT CỨNG ĐỂ ĐƯỢC THẤY VỊ GIÁO HOÀNG ĐỨNG ĐẦU GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (THIÊN CHÚA GIÁO) LA MÃ



BÊN TRONG, GIÁO HOÀNG KÝ VÀO VĂN THƯ LƯU NIỆM CỦA LIÊN HIỆP QUỐC









BÀ CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC ĐỊNH TIẾN TỚI BẮT TAY GIÁO HOÀNG



CHƯA TỪNG CÓ TIỀN LỆ VỊ NGUYÊN THỦ NÀO ĐƯỢC ĐẶT GHẾ NGỒI NGAY TRÊN PHẦN CỦA CHỦ TỌA ĐẠI HỘI ĐỒNG, TRỪ CÁC GIÁO HOÀNG: PAUL VI, JOHN PAUL II VÀ BENEDICT XVI



ĐỨC GIÁO HOÀNG THĂM NHÀ NGUYỆN TRONG TỔNG HÀNH DINH LIÊN HIỆP QUỐC







HAI EM BÉ XUẤT SẮC TỪ MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC NEW YORK ĐƯỢC LIÊN HIỆP QUỐC CHỌN ĐỂ TẶNG HOA CHO GIÁO HOÀNG



TỔNG THƯ KÝ BAN KI MOON CHÀO TỪ BIỆT ĐỨC GIÁO HOÀNG



Peter Nguyễn Minh Trung (sưu tầm và ghi lời bình cho ảnh)
(Nơi khác copy lại, xin vui lòng ghi rõ để đảm bảo quyền tác giả) Nguồn: Khuccamta.net