Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Đức Thánh Cha khởi sự viếng thăm Cuba

SANTIAGO DE CUBA. ĐTC Biển Đức 16 đã được tiếp đón nồng nhiệt tại Cuba và ngài đã cử hành thánh lễ đầu tiên với sự tham dự của hơn 200 ngàn tín hữu.

Santiago de Cuba

Chiều thứ hai 26-3-2012, ĐTC đã đến phi trường thành phố Santiago de Cuba lúc 2 giờ rưỡi chiều giờ địa phương, trễ gần 30 phút, sau 4 tiếng bay từ thành phố León bên Mêhicô, cách đó 2.650 cây số về hướng đông, để viếng thăm trong vòng 48 tiếng đồng hồ tại Cuba, với hai hoạt động chính, đó là thánh lễ tại giáo phận Santiago có Đền thánh Đức Mẹ và sau đó là thánh lễ tại Quảng trường Cách Mạng ở thủ đô La Habana.

Santiago là thành phố lớn thứ 2 của Cuba với 400 ngàn dân cư và là một cảng thiên nhiên ở bờ biển đông nam của nước này. Được thành lập hồi năm 1514, Santiago đã từng là thủ đô của Cuba trong gần 100 năm trời hồi thế kỷ 16 (1515-1607), và vốn tranh đua với thủ đô La Habana về đời sống văn chương, âm nhạc và chính trị.

Về mặt tôn giáo, Tổng giáo phận Santiago de Cuba hiện có 255 ngàn tín hữu Công Giáo với 16 giáo xứ và 18 giáo họ, nhưng số nhân viên mục vụ thật ít ỏi, chỉ có 26 LM triều và dòng, 17 tu huynh, 36 nữ tu và 2 đại chủng sinh.

Santiago cũng nổi tiếng vì có Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái ở Mỏ Đồng, bổn mạng của Cuba và trong lịch sử Thánh Antôn Claret người Tây Ban Nha đã từng làm Giám Mục tại đây.

PopeBenedict-XVI-26Mar2012-01.jpg


Đón tiếp

Từ trên máy bay bước xuống phi trường Santiago, ĐTC đã được Chủ tịch Nhà nước Cuba Raul Castro cùng với các GM Cuba và một nhóm tín hữu tiếp đón, trong khi 21 phát đại bác nổ vang để chào mừng vị quốc khách. Hiện diện tại đây cũng có một số quan chức chính phủ và 5 vị niên trưởng miền thuộc ngoại giao đoàn.

Trong lời chào mừng ĐTC, Chủ tịch Raul Castro nói: ”Cuba đón tiếp ngài với lòng yêu mến và quí trọng, và tôi được vinh dự vì sự hiện diện của ngài tại đây”. Ông Castro cũng khẳng định rằng chính phủ Cuba chia sẻ với Giáo Hội Công Giáo nhiều lý tưởng, đặc biệt là hòa bình và sự cần thiết phải có một chế độ kinh tế thấm đượm tinh thần liên đới. Ông cho biết hiến pháp Cuba ”bảo đảm tự do tôn giáo hoàn toàn” cho mọi công dân, và dựa trên căn bản đó, chính phủ Cuba giữ quan hệ tốt với mọi tôn giáo và các tổ chức tôn giáo tại nước này”.

Vẫn theo Chủ tịch Castro, Cuba dấn thân trên mặt trận công lý và liên đới trong khi trên thế giới còn có nhiều chênh lệch lớn lao. Ông không quên lên án chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Cuba, một sự cấm vận cả về mặt tài chánh mặc dù đã có những cố gắng đổi mới của chính phủ Cuba. Ông nhắc lại cuộc thánh du toàn quốc gần đây của tượng Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, liên kết mọi người Cuba với nhau, dù là tín hữu hay người không tin. Sau cùng, ông nhấn mạnh quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa Giáo Hội và Nhà Nước Cuba.

Về phần ĐTC, trong diễn văn đầu tiên, ngài nhắc đến cuộc viếng thăm lịch sử của Đức Cố Giáo Hoàng, và những khát vọng chính đáng của nhân dân Cuba. Ngài nói:

”Khi đến nơi anh chị em, tôi không thể không nhớ đến cuộc viếng thăm lịch sử của vị Tiền nhiệm của tôi, Chân phước Gioan Phaolô 2. Người đã để lại một vết tích không thể xóa nhòa trong tâm hồn người dân Cuba. Đối với nhiều người, dù là tín hữu hay không, tấm gương và giáo huấn của Người là chỉ nam sáng ngời, hướng dẫn họ trong đời sống bản thân cũng như trong việc công khai phục vụ công ích của đất nước. Thực vậy, hành trình của Người qua đảo này giống như một làn gió tươi mát mang lại sinh lực mới cho Giáo Hội tại Cuba, khơi dậy nơi nhiều người ý thức mới mẻ về tầm quan trọng của đức tin, khích lệ họ cởi mở tâm hồn cho Chúa Kitô, và đồng thời soi sáng hy vọng và kích thích ước muốn can đảm làm việc cho một tương lai tốt đẹp hơn. Một trong những thành quả quan trọng của cuộc viếng thăm ấy chính là sự khai mào một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà Nước Cuba, với một tinh thần cộng tác rộng lớn và tín nhiệm hơn, mặc dù vẫn còn nhiều khía cạnh có thể và cần phải đẩy xa hơn, đặc biệt là về sự đóng góp không thể loại bỏ được mà tôn giáo được kêu gọi thực hiện trong lãnh vực công cộng của xã hội.”

ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi rất vui mừng chia vui với anh chị em về việc mừng 400 năm tìm thấy tượng Đức Mẹ Bác Ái ”Mỏ Đồng”. Ngay từ đầu, Đức Mẹ đã hiện diện sâu rộng trong đời sống bản thân của người dân Cuba, trong các biến cố lớn của đất nước, đặc biệt là trong nền độc lập, được mọi người tôn kính như người Mẹ đích thực của dân tộc Cuba. Lòng sùng kính đối với Đức Mẹ ”Mambisa” đã nâng đỡ đức tin và khuyến khích bảo vệ cũng như thăng tiến những gì làm cho thân phận con người được xứng đáng hơn và các quyền căn bản của con người, và còn mạnh mẽ tiếp tục ngày nay, chứng tỏ một cách cụ thể về sự rao giảng Tin Mừng một cách phong phú tại lãnh thổ này, cũng như những căn cội Kitô sâu xa, tạo nên căn tính sâu đậm hơn của tâm hồn người Cuba. Theo vết bao nhiêu tín hữu hành hương qua dòng lịch sử, tôi cũng muốn đến Mỏ Đồng để phủ phục dưới chân Mẹ Thiên Chúa, để cảm tạ Mẹ vì Mẹ đã can thiệp bênh đỡ mọi người con Cuba của Mẹ và xin Mẹ chuyển cầu, hướng dẫn hành trình của đất nước yêu quí này trên con đường công lý, hòa bình, tự do và hòa giải.”

PopeBenedict-XVI-26Mar2012-03.jpg


Tiếp tục bài giảng thánh lễ tại Santiago de Cuba, ĐTC nói:

”Tôi đến Cuba như người lữ hành của Đức Mẹ Bác Ái, để củng cố các anh chị em tôi trong đức tin và khích lệ họ trong niềm hy vọng, nảy sinh từ sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta. Tôi mang trong tâm hồn tôi những khát vọng chính đáng và những ước muốn hợp pháp của mọi người dân Cuba, bất kỳ họ ở đâu, những đau khổ và vui mừng của họ, những lo âu và mong ước cao thượng nhất, đặc biệt là của những người trẻ và người già, thiếu niên và trẻ em, người đau yếu, các công nhân, tù nhân và gia đình họ, cũng như những người nghèo túng.

”Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn đặc biệt về kinh tế, và nhiều người đồng ý đặt những khó khăn ấy trong một cuộc khủng hoảng sâu xa về tinh thần và luân lý, khiến cho con người chẳng còn giá trị và vô phương tự vệ đứng trước tham vọng và sự ích kỷ của một số quyền lực không quan tâm đến thiện ích đích thực của con người và của các gia đình. Chúng ta không thể tiếp tục hành trình trong chiều hướng văn hóa và luân lý đã gây ra tình trạng đau thương mà bao nhiêu người đang phải chịu. Trái lại, tiến bộ đích thực đòi phải có một nền luân lý đạo đức đặt con người ở trung tâm và để ý đến những đòi hỏi chân chính nhất của con người, đặc biệt là chiều kích tinh thần và tôn giáo. Vì thế, trong tâm trí của nhiều người, càng ngày họ càng chắc chắn rằng sự hồi sinh xã hội và thế giới đòi phải có những người ngay thẳng và có những xác tín luân lý vững chắc và những giá trị cao cả cơ bản, không bị những lợi lộc hạn hẹp lèo lái, và đáp ứng bản chất bất biến và siêu việt của con người”.

Và ĐTC kết luận rằng: ”Các bạn thân mến, tôi xác tín, trong thời điểm rất quan trọng hiện nay của lịch sử, Cuba đang nhìn về tương lai, và vì thế đang nỗ lực đổi mới và mở rộng chân trời của mình, đang nghĩ đến những gì sẽ góp phần với gia sản vô biên các giá trị tinh thần và luân lý đã hình thành căn tính chân thực nhất của mình, và đang được những ảnh hưởng trong hoạt động và trong cuộc sống nhờ các vị lập quốc nổi bật như chân phước José Olallo y Valdés và vị tôi tớ Chúa LM Felix Varela hoặc José Martí. Về phần mình, Giáo Hội biết đóng góp với quyết tâm thăng tiến các giá trị nhờ sứ mạng mục vụ quảng đại và không biết mệt mọi của mình và tái quyết tâm tiếp tục làm việc không ngừng để phục vụ tất cả mọi người dân Cuba một cách tốt đẹp hơn nữa”.

Sau bài diễn văn của ĐTC, đã có nghi thức giới thiệu hai phái đoàn Tòa Thánh và chính phủ Cuba, cũng như 5 vị niên trưởng miền của ngoại giao đoàn. Ngài cũng hội kiến riêng với Chủ tịch Raul Castro trong phòng khánh tiết của phi trường, trước khi về tòa TGM Santiago de Cuba cách đó 10 cây số.

Tuy đoàn xe chạy nhanh, và ĐTC không dùng xe kiếng, nhưng dọc đường cũng có hàng ngàn người, phần lớn là thiếu niên và trẻ em đứng hai bên, vui mừng, vỗ tay, vẫy cờ Cuba và Vatican để chào đón khi ngài đi qua.

PopeBenedict-XVI-26Mar2012-02.jpg
Thánh lễ kính Đức Mẹ

Lúc 5 giờ chiều cùng ngày 26-3-2012, ĐTC đã dùng xe kiếng đi từ tòa TGM Santiago đến Quảng trường Antonio Maceo cách đó 4 cây số để chủ sự thánh lễ đầu tiên trên đất Cuba. Maceo là vị tướng lãnh, anh hùng cách mạng kháng chiến (1845-1896), đã tham gia hai cuộc chiến dành độc lập. Về sau ông bị lưu đày và chết ở chiến trường ở miền tây Cuba.

Hàng ngàn người đã đứng hai bên đường dẫn tới Quảng trường. Tại đây, hơn 200 ngàn tín hữu đã có mặt, hân hoan chào đón ĐTC khi ngài tiến qua các lối đi ở khu vực hành lễ. Hàng chục ngàn bạn trẻ mặc áo T-Shirt màu trắng có in câu chào mừng ĐTC như ”người lữ hành của Đức Mẹ Bác Ái”. Trước khi ĐTC đến đây, tượng Đức Mẹ Bác Ái cao bằng gỗ cao 60 centimet đã được rước từ Đền thánh đến đây trên một chiếc xe màu trắng, giữa tiếng reo vui của mọi người.

Chủ tịch Raul Castro và một số quan chức chính quyền, cũng hiện diện trong hàng ghế đầu trước lễ đài, trên đó có đặt tượng Đức Mẹ Bác Ái cạnh bàn thờ. Đồng tế với ĐTC có tất cả 17 GM Cuba, cùng với hàng chục GM khách, nhất là các vị đến từ vùng Caraibí, đặc biệt là 5 HY đến từ các nước: Mỹ, Chile, Santo Domingo và Barcelona. Ngoài ra có 350 tín hữu Cuba đến từ Miami.

Thánh lễ được cử hành là lễ Truyền Tin. Trong bài giảng, ĐTC chào thăm chính quyền, mọi người hiện diện, và cả những người không thể tham dự vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác. Ngài diễn giải về ý nghĩa việc truyền tin của Chúa cho Đức Trinh Nữ Maria và mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa:

”Trước tiên chúng ta hãy xem Nhập thể có nghĩa là gì. Trong Tin Mừng theo thánh Luca, chúng ta đã nghe lời sứ thần nói với Mẹ Maria: ”Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và sức mạnh của Đấng Tối Cao sẽ bao phủ Bà; vì thế Đấng Thánh sẽ sinh ra được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,,35). Nơi Mẹ Maria, Con Thiên Chúa nhập thể làm người, ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia: 'Này đây, trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một con trái, được đặt tên là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta (Is 7,14). Đúng vậy, Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, đã đi vào lịch sử chúng ta, đã định cư giữa chúng ta, và qua đó Ngài đáp ứng khát vọng sâu xa của con người theo đó thế giới thực sự trở thành một căn nhà cho con người. Trái lại, khi Thiên Chúa bị gạt ra ngoài, thì thế giới biến thành một nơi không còn thuận tiện cho con người, đồng thời làm biến thái ơn gọi đích thực của thiên nhiên là trở thành không gian cho giao ước, cho sự đáp lại tình thương giữa Thiên Chúa và nhân loại trả lời Ngài. Như Mẹ Maria là hoa quả đầu mùa của các tín hữu đã làm, qua lời thưa xin vâng không chút dè dặt đối với Chúa...

ĐTC nhận xét rằng ”Đức Trinh Nữ Maria, do vai trò không thể thay thế được của Mẹ trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô, chính là hình ảnh và là mẫu gương của Giáo Hội, Giáo Hội được mời gọi đón nhận Mẹ nơi Mầu Nhiệm Thiên Chúa, Đấng đến ở trong Giáo Hội. Anh chị em thân mến, tôi biết anh chị em đã làm việc với bao nhiêu cố gắng, táo bạo và hy sinh từ bỏ mỗi ngày để, trong những hoàn cảnh cụ thể của đất nước anh chị em, và trong thời điểm lịch sử hiện nay, Giáo Hội ngày càng phản ánh tôn ngan đích thực của Chúa, như một nơi trong đó Thiên Chúa đến gần và gặp gỡ con người. Giáo Hội, thân mình sống động của Chúa Kitô, có sứ mạng kéo dài trên mặt đất sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa, mở thế giới hướng về một cái gì cao cả hơn chính mình, cởi mở đối với tình yêu và ánh sáng của Thiên Chúa.

”Anh chị em thân mến, dành trọn cuộc sống cho Chúa Kitô, thật là điều bõ công, tăng trưởng hằng ngày trong tình bản với Chúa, và cảm thấy được kêu gọi loan báo vẻ đẹp và sự tốt lành của chính cuộc sống cho mọi người anh chị em chúng ta. Tôi khuyến khích anh chị em trong công tác gieo vãi Lời Chúa trong thế giới và cống hiến cho tất cả mọi người lương thực chân chính là mình Chúa Kitô. Lễ Phục Sinh đến gần, chúng ta hãy theo Chúa Giêsu, không chút sợ hãi hoặc mặc cảm, trên con đường tiến về thập giá. Chúng ta hãy kiên nhẫn đón nhận trong đức tin bất kỳ điều gì trái ý hoặc sầu muộn, với xác tín rằng, trong sự phục sinh, Chúa đã đánh bại quyền lực sự ác làm lu mờ mọi sự và làm nảy sinh một thế giới mới, thế giới của Thiên Chúa, của ánh sáng, chân lý và vui tươi. Thiên Chúa sẽ không ngừng chúc lành cho sự dấn thân quảng đại của chúng ta với những thành quả dồi dào”.

”Mầu nhiệm Nhập Thể tỏ cho chúng ta thấy phẩm giá vô song của mỗi người. Thiên Chúa đã ủy thác cho gia đình dựa trên hôn nhân sứ mạng rát cao cả là tế bào cơ bản của xã hội và là Giáo Hội tại gia đích thực.

Và ĐTC ngỏ lời với các đôi vợ chồng: ”Đối với con cái mình, Anh chị em phải trở thành dấu chỉ thực sự và hữu hình của tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo Hội. Cuba đang cần chứng tá về lòng chung thủy, hiệp nhất, của anh chị em, khả năng đón nhận sự sống con người, nhất là sự sống yếu đuối và đang cần được giúp đỡ hơn cả.”

PopeBenedict-XVI-26Mar2012-04.jpg


Theo trung tâm nghiên cứu dân số của Đại học La Habana, tỷ lệ ly dị tại Cuba đã tăng gấp 3 lần trong trong 4 thập niên: năm 1970 cứ 100 hôn phối thì có 22 vụ ly dị, năm 2009, con số này tăng lên 64 vụ ly dị cứ 100 hôn phối. Cuối năm nay, quốc hội Cuba dự kiến sẽ nhìn nhận hôn nhân đồng phái, theo một chiến dịch do bà Mariela Castro, con gái của Chủ tịch Raul Castro, phát động.

Trong phần kết luận bài giảng, ĐTC kêu gọi người Công Giáo Cuba hãy mang lại một sinh lực mới cho đức tin của mình, sống bằng Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, và với võ khí hòa bình, sống bằng tha thứ, cảm thông, dấn thân xây dựng một xã hội cởi mở và đổi mới, một xã hội tốt đẹp hơn, xứng với con ngừơi con, phản ánh lòng từ nhân của Chúa hơn”.

Cuối thánh lễ, ĐTC đã dâng tặng tượng Đức Mẹ Bác Ái một đóa hoa hồng vàng. Ngài vẫn làm như vậy khi kính viếng các Đền thánh Đức Mẹ như tại Lộ Đức, Fatima, Loreto và Pompei.

Bấy giờ là 8 giờ tối. ĐTC về Đại chủng viện thánh Basilio Cả, gần Đền Thánh Đức Mẹ Bác Ái để dùng bữa tối và qua đêm tại đây. Đại chủng viện này có từ 290 năm nay và thuộc vào số những dinh thự cổ kính nhất tại đảo Cuba. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền tại nước này, Đại chủng viện bị quốc hữu hóa năm 1961 và biến thành một trường công lập. Mãi 36 năm sau, chủng viện này mới được phục hồi, và được tháp nhập với Đại học Giáo Hoàng Mater et Magistra ở Cộng hòa Dominicana, để có thể cấp các văn bằng của Giáo Hội.

PopeBenedict-XVI-26Mar2012-05.jpg


Kính viếng Đn Thánh Đức Mẹ

Thứ ba 27-3-2012, lúc 8 giờ sáng, ĐTC đã cử hành thánh lễ riêng tại Nhà nguyện đại chủng viện, rồi đến Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái chỉ cách đó 300 mét để kính viếng. Hàng trăm tín hữu đã chờ sẵn bên ngoài cùng với ca đoàn để chào đón ĐTC.

Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái như hiện thời, đã được thánh hiến ngày 8-9 năm 1927. Và tượng Đức Mẹ tại đây được Đức Cha Valentín Zubizarreta, TGM giáo phận Santiago de Cuba sở tại, đội triều thiên ngày 20 tháng 12 năm 1936.

Ngày 30 tháng 12 năm 1977, Đức Giáo Hoàng Phaolô 6 đã cử ĐHY Bernardin Gantin người Benin, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, làm Đặc Sứ của ngài đến viếng Đền thánh Đức Mẹ Bác Ái ở Santiago và mang theo một sắc chỉ nâng Đền thánh quốc gia Cuba lên hàng tiểu Vương cung Thánh đường.

Ngày nay, Vương cung thánh đường Đền thánh quốc gia Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng là một nhà thờ có hình thánh giá latinh, với 3 gian, mặt tiền cân đối và có một mái vòm. Cả hai gian bên hông cũng có mái vòm, nhưng nhỏ hơn, và tại đây có các quả chuông. Đền thánh có 8 cửa và một tiền đường phía trước dài 240 mét và rộng 15 mét. Có nhiều bậc thang dẫn lên tiền đường này. Bàn thờ chính của thánh đường được làm bằng nhiều loại cẩm thạch và phía trên bàn thờ có giữ tượng Đức Mẹ.

Dưới bàn thờ Đức Mẹ trong Đền Thánh, có một nhà nguyện phép lạ, là nơi giữ các đồ dâng cúng Đức Mẹ và nhiều vật dụng khác do các tín hữu mang đến để tạ ơn Đức Mẹ.

Khi đến trước Đền thánh Đức Mẹ vào lúc 9 giờ rưỡi sáng, ĐTC đã được Đức TGM sở tại, Dionisio García Ibanez, cùng với cha Quản đốc tiếp đón, và hướng dẫn vào bên trong thánh đường. Tại đây đã có mặt các GM Cuba và một số tín hữu, cùng với một ca đoàn xướng bài Ave Maria.

Sau khi kính viếng Mình Thánh Chúa, ĐTC đã tiến đến trước Tượng Đức Mẹ cạnh bàn thờ chính, quì cầu nguyện và thắp lên ngọn nến, trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ Bác Ái như mỗi tín hữu hành hương vẫn đọc trong Năm Thánh Mẫu để được hưởng ơn toàn xá.

Cuộc kính viếng của ĐTC kết thúc với bài thánh ca kính Đức Mẹ Bác Ái. Khi ra khỏi thánh đường, ngài còn chào thăm và khích lệ đông đảo các tín hữu tụ tập tại quảng trường nhỏ trước Đền Thánh. Ngài nói:
”Xin anh chị em hãy nhận lấy lòng quí mến của tôi và mang đi mọi nơi để mọi người khác cũng được cảm nghiệm về niềm an ủi và sức mạnh của đức tin. Xin anh chị em hãy nói cho mọi người gần xa mà anh chị em gặp, để họ biết rằng tôi đã phó thác cho Mẹ Thiên Chúa tương lai tổ quốc của anh chị em, đang tiến bước trên con đường đổi mới và hy vọng, để mưu ích lớn hơn cho mọi người dân Cuba. Tôi cũng đã cầu xin Đức Mẹ chí thánh cho những nhu cầu của những người đau khổ, nhưng người bị thiếu tự do, bị chia cách những người thân yêu, hoặc đang gặp những khó khăn trầm trọng. Tôi cũng đã đặt trong tâm hồn Đức Mẹ Vô Nhiễm những người trẻ, để họ trở thành những người bạn chân thực của Chúa Kitô và đừng chiều theo những đề nghị chỉ để lại buồn sầu. Trước Đức Mẹ Bác Ái, tôi cũng đã đặc biệt nhớ đến những người Cuba con cháu của những người đã đến đây từ Phi châu, cũng như dân chúng tại Haiti gần đây, ngày nay vẫn còn phải chịu hậu quả của cuộc động đất cách đây hai năm. Tôi khôgn quên bao nhiêu nông dân và gia đình họ, đang mong ước sống Tin Mừng một cách nồng nhiệt trong gia đình họ, và đang dâng nhà của họ như trung tâm của giáo họ để cử hành thánh lễ”.

Tiếp đến, ĐTC đã ra phi trường thành phố Santiago de Cuba lúc quá 10 giờ 15 để đáp máy bay về thủ đô La Habana, cách đó 760 cây số và cũng là chặng chót trong chuyến viếng thăm mục vụ thứ 23 của ngài tại hải ngoại. Đến nơi vào lúc giữa trưa, ngài về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để dùng bữa và nghỉ ngơi. Đến 5 giờ rưỡi chiều, ĐTC đến thăm xã giao Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước Cuba Raul Castro, cùng với các vị Bộ trưởng tại Dinh Cách Mạng. Ban tối ngài gặp và dùng bữa với các GM Cuba tại tòa Sứ Thần.


G. Trần Đức Anh OP

nguồn: RadioVaticano

Đan viện Xito – Châu Sơn: Nhiều điều chưa được biết đến

Trên con đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình, xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với “tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những người tu hành - đó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn.

Đan viện Xito – Châu Sơn: Nhiều điều chưa được biết đến

Trên con
đường lớn vào rừng quốc gia Cúc Phươ
ng, tỉnh Ninh Bình, xuôi theo dòng sông Nho Quan không chỉ có khu bảo tồn thiên nhiên đầm Vân Long thu hút đông du khách nước ngoài với "tour’ du lịch xe trâu, mà còn có một công trình kiến trúc độc đáo được dựng nên hoàn toàn bằng bàn tay của những ngýời tu hành - ðó là Tòa Thánh đường Đan viện Châu Sơn.

Theo Kỷ yếu của Đan viện, ngôi Thánh đường theo dòng Khổ Tu này được xây dựng vào năm 1939, cung hiến năm 1945 bởi sự khấn nguyện và tiền cúng của cha Phêrô Trần Đức Trưởng. Hiện tại có tấm bia khắc ngay dưới chân nhà thờ ghi nhận ca ngợi công đức của cha Phêrô.


Xito-ChauSon-20.jpg
Thánh đường Đan viện Châu Sơn là một trong những điểm đến ít người biết tới bởi ngôi thánh đường
này nằm ẩn sâu sau trục đường chính, trong một khoảng không gian hữu tình có núi, có sông,
có hồ và có rất nhiều cây cối bao quanh. 

Xito-ChauSon-19.jpg
Khởi công xây dựng tháng 2-1939, mặc dù không hề có bản vẽ thiết kế trên giấy, mà hoàn toàn dựa
vào sự nghiên cứu,
hướng dẫn của Linh mục Placiđô Trương Minh Trạch - là chủng sinh của
Đại Chủng viện Sài Gòn ra đây thành lập Đan viện; cũng không có các phương tiện hiện đại,
xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và bàn tay vài chục thày trò và thợ địa phương,
công trình kéo dài đến cuối năm 1945 mới hoàn tất, song lập tức nổi bật giữa vùng núi non heo hút.
"Vỏ bọc" Tòa Thánh đường toàn bằng gạch tự nung, không trát, độc đáo ở chỗ hơn 6 thập kỷ trôi qua
không hề bị rêu phong, vẫn mộc mạc một màu đỏ son giống như công trình Nhà thờ lớn ở Sài Gòn.

Xito-ChauSon-18.jpg
Thánh đường Đan viện Châu Sơn quay về hướng Đông, thiết kế
theo kiểu Gothique với bức tường bao quanh dày tới 0,6 m,
chỗ có cột dày 1,2 m, tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

Xito-ChauSon-17.jpg
Nhìn từ hai bên, điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64 m chính là những
cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng.

Xito-ChauSon-16.jpg
T
ường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng
trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh
"chạm thủng" họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá và cầu nguyện.

Xito-ChauSon-15.jpg
Phía trong Thánh Đường, ánh sáng tự nhiên lọt vào hai hành lang rộng
qua những cửa sổ lớn, tôn lên những hàng cột tròn và họa tiết trang trí
hay những bức phù điêu đơn giản, có tính khái quát cao.

Xito-ChauSon-21.jpg
Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng
Thánh đường Đan viện Châu Sơn, làm nổi bật gian cung thánh với
các bức phù điêu màu tuyệt tác (biểu t
ượng Chúa Ba Ngôi, tượng Đức Mẹ, các Thánh).

Xito-ChauSon-14.jpg
Khuôn viên Đan viện được bao phủ một màu xanh đầy sức sống bởi rất nhiều loại cây khác nhau,
và hiện tại cấc Thầy đang tìm kiếm và trồng thêm nhiều loại cây khác để tạo bầu không khí tự nhiên cho Đan viện.

Xito-ChauSon-13.jpg
Một góc khu vực v
ườn Con Voi, nằm giữa Thánh Đường và Nhà nghỉ dành cho khách hành hương,
phía trước là một hồ nước lớn nuôi cá trê.

Xito-ChauSon-12.jpg
Một gốc cây trong vườn Con Voi, nhìn qua chúng ta cũng có thể thấy nó giống con chim Thiên Nga

Xito-ChauSon-11.jpg
Nhà nhỉ dành cho khách hành hương của Đan Viện, cũng là nơi tiếp khách của Đức Tổng Giuse
và các Cha. Phía cuối nhà nghỉ là dãy nhà ăn gồm một phòng lớn và hai phòng nhỏ liền kề,
phía sau là hồ nước nuôi cá chim và vườn cây xanh.

Xito-ChauSon-10.jpg
Một góc vườn thuộc khu vực Nội Vi (Nơi sinh hoạt và học tập của các Tu Sĩ), tuy thuộc cùng một khối
trong kết cấu Gothique với phần phía trước là Thánh Đường, nhưng không gian nơi đây cách biệt hoàn
toàn với khu vực bên ngoài bởi những dãy tường nối tiếp và những hàng cây mọc khin khít nhau.

Xito-ChauSon-09.jpg
Con đường dành riêng cho các Tu sĩ trong khu vực Nội Vi, đi thẳng vào mạn trái Thánh Đường

Xito-ChauSon-08.jpg
Nếu nói về "Của Lạ" trong tự nhiên thì có lẽ là Đan Viện Châu Sơn không thiếu, đơn cử như gốc Dừa này,
tuy đã bị đốn ngang tới gần sát gốc nhưng từ trong thân cây, nước vấn tự động tuôn đổ thấm ướt cả thân Dừa

Xito-ChauSon-07.jpg
T
ượng đài Đức Mẹ - một phần trong quần thể Vườn Fatima mà Đan Viện Châu Sơn
hiện tại đang thi công, theo lời Đức Tổng và Cha Bề trên thì vườn Fatima sẽ hoàn thành vào năm 2013

Xito-ChauSon-06.jpg
Cách tượng đài Đức Mẹ không xa là khu vực nuôi bốn cây Sồi và hai cây Olive,
theo như lời giới thiệu của Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt thì sáu gốc cây này được
đích thân Ngài nhờ người đưa trực tiếp từ Mỹ về, để sau khi lớn lên sẽ đặt vào Vườn Fatima.
Và vì khí hậu nơi cây sồi và cây Olive phát triển rất giống với khí hậu Việt Nam nên khi đem về
Đan Viện thì chỉ trong thời gian ngắn chúng đã phát triển rất nhanh.

Xito-ChauSon-05.jpg
Phía xa xa, trên đỉnh núi là tượng Thánh giá được đúc bằng Xi Măng, mọi vật liệu như xi măng,
sắt thép đều được các thầy chuyển lên thủ công.

Xito-ChauSon-04.jpg
Còn có hang Đức Mẹ Maria nằm phía sau nhà thờ. Muốn tới hang đá phải trèo lên 299 bậc cầu thang
và dọc đường có rất nhiều thánh giá. Ở đây còn có nhiều ngôi mộ của các vị linh mục già
mất đi được chôn cất tại đây.

Xito-ChauSon-03.jpg
Điều đặc biệt: Nơi đây luôn mở rộng cửa cho những người muốn về tĩnh tâm, hàng ngày Đan viện
tiếp đón rất nhiều đoàn khách chủ yếu là các tổ chức, hội đoàn, dòng tu và sinh viên giới trẻ
thuộc khu vực miền Bắc về tĩnh tâm cũng nh
ư hành hương.

Xito-ChauSon-02.jpg
Không khí cực kỳ yên tĩnh và trong lành vào buổi sáng sớm. Được biết ở Đan Viện Châu Sơn,
ngày mới bắt đầu vào lúc 3h40 sáng. lúc 4h00 các thầy sẽ cùng vào Thánh Đường đọc kinh
và chúc tụng, vinh danh Thiên Chúa.

Xito-ChauSon-01.jpg
Về với Đan Viện Châu Sơn, chúng ta tìm được sự bình yên và thảnh th
ơi trong tâm hồn mỗi người...!


J.B Lê Đình Nam
Cộng đoàn Vinh tại Hà nội

Cộng đoàn Vinh tĩnh tâm Mùa Chay 2012 tại Đan viện Châu Sơn

Với tâm tình sám hối, ăn năn và trở về với Chúa trong Mùa Chay Thánh, năm nay Cộng đoàn Vinh tại Hà nội lại về với Đan viện Xito – Châu Sơn để tĩnh tâm.

Chuyến tĩnh tâm năm nay kéo dài gần 3 ngày từ chiều 23.3 đến 25.3 năm 2012. Những ngày này, SVCG Phát Diệm cũng tĩnh tâm tại đây đã làm cho chuyến tĩnh tâm thêm ý nghĩa, trọn vẹn hơn. Qua đó tình hiệp nhất và gắn kết giữa hai Cộng đoàn càng khăng khít hơn.

Số lượng năm nay của Cộng đoàn Vinh tham dự đông hơn dự kiến, lên đến hơn 230 người, SVCG Phát diệm cũng tăng lên 160 người, vượt dự kiến ban đầu. Đặc biệt hơn, cả hai Cộng đoàn đều có sự đồng hành của Cha Linh hướng. Dù bận rộn với công việc mục vụ trong Mùa chay nhưng các ngài đã dành thời giờ để đồng hành với Cộng đoàn. Qua đó, nói lên sự yêu mến, hy sinh, và nỗi niềm trăn trở mà các Cha muốn dành trọn cho các bạn trẻ, đặc biệt trong thời đại ngày hôm nay khi mà các bạn trẻ sẽ là nền tảng cho thế giới, cho nhận loại.


Với lòng yêu mến tìm kiếm Chúa và gắn bó với Ngài, hôm nay các thành viên đã được về Đan viện Xito để được đắm chìm trong một khung cảnh tĩnh lặng, một không gian thiêng liêng với những lời kinh du d
ương được các Đan sĩ ca lên mỗi sớm tối, đưa tâm hồn các bạn trẻ về với chính mình và liên kết mật thiết với Thiên Chúa.


Năm nay, Cộng đoàn được Đức Tổng Giuse, Cha bề trên, quý Cha giúp đỡ, hướng dẫn tâm linh qua các bài giảng và đêm cầu nguyện linh thiêng trước Thánh Thể.


Mở đầu cho chương trình tĩnh tâm, Đức Tổng Giuse mời gọi mỗi người “Gặp Chúa để biết mình – Biết mình để yêu mến Chúa” ngang qua hình ảnh người phụ nữ Samaria trong đoan Tin mừng Ga 4, 5-39. Qua đó, Cha mời gọi mỗi người chúng ta, hãy tìm lại chính mình, sống thực với con người của mình, để từ đó chúng mới đến được với Thiên Chúa, đến với Ngài bằng cả con tim, cả tâm hồn, để Ngài gột rửa những gì là nhơ bẩn, nhơ nhớp đang bám víu, vướng mắc trên con người chúng ta.


Chiều đến, vào lúc 14h15 Thánh lễ khai mạc long trọng do Đức Tổng, Quý Cha đồng hành và các Cha trong Đan viện đồng tế, cùng đông đủ anh chị em trong Cộng đoàn Vinh và SVCG Phát Diệm tham dự. Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, sốt sáng, và ấm cúng trong ngôi Thánh đường nguy ngay, cổ kính của Đan viện.

Sau Thánh lễ khai mạc, Cha Bề Trên hướng dẫn các bạn trẻ đi sâu vào thực trạng của giới trẻ ngày hôm nay dựa trên “Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi giới trẻ nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXVI”. Qua đó, cha mời gọi mọi thành viên, đặc biệt là các bạn trẻ hãy “Bén rễ và đặt nền tảng nơi Đức Giêsu Kitô, vững mạnh trong đức Tin”(x. Cl 2,7).

Dưới những ngọn nến lung linh, huyền ảo, buổi cầu nguyện diễn ra thật sốt sáng, ý nghĩa trước Thánh thể tối thứ 7 đã đưa các thành viên vào đắm chìm vào Lời Chúa, đến gần hơn với Ngài, quỳ cạnh Ngài với một tâm hồn sâu lắng. Sau một ngày nhìn nhận lại con người mình, đêm nay, các bạn đã được Cha Simon Hòa hướng dẫn cầu nguyện, cha đã đưa các bạn vào một không gian linh thiêng quanh Thánh Thể Chúa để các bạn bước đến với Ngài và yêu mến Ngài nhiều hơn.

Sáng Chúa Nhật, sau những lời kinh ngân vang của Đan viện, Thánh lễ của Chúa nhật của Đan viện được diễn ra như thường lệ. Nhưng khác với mọi ngày, thánh đường hôm nay chật kín người tham dự. Dù không quen với dậy sớm, nhưng với lòng mến Chúa, sự đắm chìm trong tình yêu của Ngài, đã lôi kéo các bạn sinh viên đến với Chúa khi mà màn đêm, sương mù, nhưng cơn gió ớn lạnh còn đang bao phủ xung quanh Đan viện.

Sau Thánh lễ và giờ điểm tâm buổi sáng, Đức Tổng Giuse lại mời gọi các bạn trẻ đến với một chiều kích khác qua bài “Chia sẻ sứ điệp mùa Chay 2012 của ĐTC Bênêđictô XVI”. Cha mời gọi các bạn trẻ hãy quan tâm đến nhau, không chỉ là những người quen, người thân của mình, nhưng là quan tấm đến những người nghèo khổ, những người bị xã hội loại bỏ, những người khốn khổ, bị tù đày vì lên án cho công lý, sự thật. Mặt khác, các bạn không chỉ quan tâm về mặt thể xác, mà phải quan tâm cả mặt tinh thần, cả đời sống thiêng liêng của tất cả những người chung quanh.Không chỉ quan tâm xa mà các bạn còn phải quan tâm gần, quan tâm hỗ tương nhau, cùng giúp nhau nên Thánh trong cuộc hành trình đời thường, cũng như hành trình về với Chúa.

Sau những gì cảm nhận được qua những bài giảng, qua bí tích Hòa giải, qua những phút cầu nguyện, qua những lúc lắng đọng bên Chúa, các bạn trẻ đã cùng Đức Tổng, quý Cha đồng hành lên Hang đá Đức mẹ trên núi để dâng Thánh lễ bế mạc, cảm tạ Chúa trong những ngày qua, đã tuôn đổ muôn hồng ân xuống trên các bạn trẻ. Với số lượng đông, có thể nói là quá tải với sức chứa của Hang đá Đức Mẹ, nhưng Thánh lễ đã diễn ra trong bầu khí trang nghiêm, sốt sáng. Thánh lễ kết thúc sau những lời cảm ơn, tri ân của hai Cộng đoàn gửi tới Đức Tổng, quý Cha Linh hướng, quý Cha trong Đan viện, và quý Thầy đã đồng hành, hy sinh, giúp đỡ các bạn trẻ có những giây phút quý giá nhìn lại mình, tìm về Chúa và ở với Ngài tại Đan viện Xito nơi được gọi là: đất Thánh, người Thánh, tinh thần Thánh.

Một tinh thần mới, tinh thần của Chúa Kitô đã hiện rõ nơi khuôn mặt mọi sau những ngày gần gũi bên Chúa. Mong rằng, với khuôn mặt rạng người, đầy sức sống và mang đậm hình ảnh của Chúa sẽ còn ở lại nơi các bạn trẻ mãi mãi, để nơi chốn Đô thành nhộn nhịp, đầy đam mê, dục vọng, đầy gian dối, bất công, họ sẽ luôn là những chứng nhân Tin mừng, những chiến sĩ của Chúa trong con mắt tha nhân anh chị em.



CongDoanVinh-ChauSon-01.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-03.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-04.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-05.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-06.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-07.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-08.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-09.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-10.JPG

CongDoanVinh-ChauSon-11.JPG


J.B Lê Đình Nam