![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiVfrAginYEmj4u511hIc0nXbkXjCagGZH1oUvE1hYJ6hBy7vIbxkPlI2NZTsqa06XO8YgFlfjXwdTbHClzPn7WbKTdGUrkfFRmAiGzavJRzdBWnvJxK-msPV1A7KPg-hW45dn_-1ehPiaw/s320/GMVNGHCGTG_Full_5761311.jpg)
THƯ MỤC VỤ MÙA CHAY NĂM THÁNH 2010
HOÁN CẢI VÀ HOÀ GIẢI
Bà Rịa, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Kính gởi : Quý Cha
Quý Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh
và Anh Chị Em tín hữu
Giáo phận Bà Rịa
Anh Chị Em thân mến,
Năm nay, chúng ta bước vào Mùa Chay trong hồng ân ngập tràn của Năm Thánh. Chặng đường bốn mươi ngày chay tịnh và cầu nguyện sẽ đưa chúng ta đến với Đức Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng, Đấng đã chết và sống lại để giao hoà chúng ta với Thiên Chúa. Trong Mùa Chay Năm Thánh này, tôi xin gửi đến quý Cha và anh chị em đôi điều suy tư về lời mời gọi muốn đưa chúng ta quay về với Chúa để hoán cải trong tâm tình yêu mến, và hướng đến anh chị em chung quanh để hoà giải trong bác ái thứ tha, để được sống mãi trong tình hiệp thông với Chúa và với mọi người.
1. Hoán cải
Cuộc Khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu đã cho chúng ta nhận ra tình yêu vô biên của Chúa Cha, Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một của mình, và khi chịu treo trên Thánh Giá, Đấng Cứu Thế đã muốn kéo tất cả chúng ta lên cao với Người (x. Ga 12,32), để đưa chúng ta quay về với Thiên Chúa Tình yêu. Đường Mùa Chay phải là con đường hoán cải, đường thống hối của những người con quyết định đứng lên trở về với lòng Cha nhân hậu đang mòn mỏi đợi chờ. Dụ ngôn người con hoang đàng là lời Chúa dạy về một hoán cải thực sự. Từ trong vũng lầy của đau khổ và bị khinh miệt, anh hồi tâm và nhận ra cha anh vẫn thương anh như cha đang thương những người làm công, anh nhận ra tội của anh là làm tổn thương đến tình cha, anh nhận ra tội lỗi của anh là hậu quả của việc chối bỏ tình cha. Anh trỗi dậy vì anh muốn dứt khoát với tội, với hiện trạng tội lỗi và nhất định trở về với cha.
Anh trở về vì xác tín cha anh vẫn thương anh và tha thứ cho anh. Chúa là Cha giàu lòng nhân ái luôn chờ đợi chúng ta là tội nhân. Hãy hồi tâm, hãy đứng dậy, hãy trở về với cha để được ơn tha thứ tội lỗi và hoán cải đời sống. Hơn nữa Chúa đang đợi chờ tất cả chúng ta, không chỉ để tha thứ và ban lại nhẫn đẹp áo mới của ân sủng cho những đứa con hoang đàng hư hỏng, mà còn để dạy dỗ cách thế yêu thương trọn vẹn cho những ai nghĩ mình vẫn đang thảo hiếu ngoan hiền, nhưng không phải như vậy, như người anh cả ganh tỵ vì cha đối xử tốt với em (x. Lc 15,11-31).
Như thế, ai trong chúng ta cũng cần hoán cải, và việc hoán cải phải bắt đầu từ trái tim của chúng ta. Vì thiếu lửa yêu mến, nên trái tim có khi đang nguội lạnh dần trong các việc đạo đức thường làm theo thói quen, hay vì quên lãng tình yêu, nên trái tim có thể đã trở thành chai đá trên nẻo đường tội lỗi. Mùa Chay chính là thời gian thuận lợi để tất cả chúng ta quay trở về với tình yêu Thiên Chúa. Hãy nhìn lên Thánh Giá để hiểu rõ Chúa đã yêu chúng ta thế nào, đồng thời cũng để biết chúng ta phải yêu Chúa sao cho cân xứng. Từ trái tim đã được hoán cải, chúng ta sẽ tích cực đổi mới tư tưởng, lời nói, việc làm theo ý Chúa, sẽ biến những điều quyết tâm và những lời dốc lòng trở thành hiện thực trong cách sống thường ngày.
Khởi đầu Mùa Chay Thánh, Giáo Hội đã nhắc nhở chúng ta không chỉ xức tro như một nghi thức bên ngoài, nhưng hãy khiêm nhường “thống hối và tin vào Tin Mừng”, “hãy xé lòng chứ đừng xé áo” để thành tâm tránh xa lỗi lầm sai phạm. Và trong suốt Mùa Chay, chúng ta được khích lệ gia tăng những hy sinh hãm mình và sốt sắng cầu nguyện, vì đây là những phương thế bên ngoài rất hữu hiệu để có được sức mạnh cho cuộc hoán cải thật sự từ bên trong.
Vì thế, mỗi người hãy chân thành nhìn lại bản thân, để từ đó chuyên chăm thực hành thêm một đôi việc đạo đức, dùng ý chí nghị lực để sửa đổi một vài tật xấu và chừa bỏ những lỗi lầm quen phạm.
2. Hoà giải
Được mời gọi hoán cải để trở về với Thiên Chúa Tình yêu, chúng ta cũng được thúc đẩy để hoà giải với mọi người. Cây Thánh Giá không những là ân sủng tuyệt vời nhất để giao hoà chúng ta với Thiên Chúa, đó còn là cảm nghiệm tế nhị nhất đòi buộc chúng ta phải sống yêu thương với những người chung quanh, phải xoá tan những xung khắc hận thù, đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng, chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn, nhưng phải yêu thương tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong Đức Kitô (x. Ep 2, 16; 4, 26-32). Hoà giải cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta đối với gia đình, xóm làng, hội đoàn hay giáo xứ, những nơi mà tình hiệp thông có khi vẫn chưa trọn vẹn vì còn bất hoà chia rẽ, hoặc do sai lỗi thiếu sót hoặc chỉ bởi thành kiến hay hiểu lầm.
Việc hoà giải cũng phải khởi sự từ trong trái tim người kitô hữu. Chính tình yêu và mối ưu tư hiệp thông sẽ xây dựng nên những nhịp cầu hoà giải. Trước tiên chúng ta muốn học với Đức Kitô hiền lành và khiêm nhường, Đấng đã thinh lặng và tha thứ trước những sỉ nhục, xúc phạm trong suốt cả quãng đường khổ nạn thập giá. Chúng ta cũng muốn thực hiện điều mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khởi đầu trong ngày khai mạc Năm Thánh, đó là can đảm và khiêm nhường nói lên lời xin lỗi vì đã bao lần vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, chưa đối xử với nhau như lời Chúa dạy: chủ chăn xin lỗi con chiên, giáo dân xin lỗi linh mục, bề trên xin lỗi bề dưới, bề dưới xin lỗi bề trên, vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi về những gì đã làm buồn lòng nhau.
Xin cho đức ái theo Tin Mừng giúp chúng ta biết mau chóng trở về làm hoà với người anh em đang có chuyện bất bình với mình, sẵn sàng tha thứ dù phải đến bảy mươi lần bảy, cũng như biết sống nhẫn nhục bao dung, không nóng nảy giận hờn, không tự ái ích kỷ, không nuôi hận thù, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả (x. Mt 18, 21-35; 1Cr 13, 1-13).
3. Sống Mùa Chay hoán cải và hoà giải
Trong ơn phúc tràn đầy của Năm Thánh và với tâm tình sốt sắng của Mùa Chay, tất cả chúng ta hãy dành nhiều hy sinh và lời cầu nguyện cho việc hoán cải và hoà giải nơi mỗi cá nhân, gia đình, thôn xóm, giáo xứ và giáo họ trong giáo phận.
Đặc biệt, tại các cộng đoàn tu sĩ, các giới, các hội đoàn trong các giáo xứ giáo họ, nên thực hiện cách hữu ích các giờ chia sẻ kinh nghiệm hoà giải, cử hành nghi thức thống hối chung trước khi lãnh nhận bí tích giao hoà.
Anh Chị Em thân mến,
Mầu nhiệm Vượt Qua đòi hỏi chúng ta phải đóng đinh con người cũ, phải chết đi cho tội lỗi để cùng sống lại với Đức Kitô trong đời sống mới. Nguyện xin tình yêu từ Thánh Giá Chúa Kitô nên sức mạnh cho quyết tâm hoán cải và hoà giải của mỗi người chúng ta, để từ đó nối kết tất cả chúng ta trong tình hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và với mọi người.
Thân mến chào Anh Chị Em.
+ Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM
Giám mục giáo phận Bà Rịa
HOÁN CẢI VÀ HOÀ GIẢI
Bà Rịa, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Kính gởi : Quý Cha
Quý Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh
và Anh Chị Em tín hữu
Giáo phận Bà Rịa
Anh Chị Em thân mến,
Năm nay, chúng ta bước vào Mùa Chay trong hồng ân ngập tràn của Năm Thánh. Chặng đường bốn mươi ngày chay tịnh và cầu nguyện sẽ đưa chúng ta đến với Đức Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta đến cùng, Đấng đã chết và sống lại để giao hoà chúng ta với Thiên Chúa. Trong Mùa Chay Năm Thánh này, tôi xin gửi đến quý Cha và anh chị em đôi điều suy tư về lời mời gọi muốn đưa chúng ta quay về với Chúa để hoán cải trong tâm tình yêu mến, và hướng đến anh chị em chung quanh để hoà giải trong bác ái thứ tha, để được sống mãi trong tình hiệp thông với Chúa và với mọi người.
1. Hoán cải
Cuộc Khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu đã cho chúng ta nhận ra tình yêu vô biên của Chúa Cha, Đấng đã yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban chính Con Một của mình, và khi chịu treo trên Thánh Giá, Đấng Cứu Thế đã muốn kéo tất cả chúng ta lên cao với Người (x. Ga 12,32), để đưa chúng ta quay về với Thiên Chúa Tình yêu. Đường Mùa Chay phải là con đường hoán cải, đường thống hối của những người con quyết định đứng lên trở về với lòng Cha nhân hậu đang mòn mỏi đợi chờ. Dụ ngôn người con hoang đàng là lời Chúa dạy về một hoán cải thực sự. Từ trong vũng lầy của đau khổ và bị khinh miệt, anh hồi tâm và nhận ra cha anh vẫn thương anh như cha đang thương những người làm công, anh nhận ra tội của anh là làm tổn thương đến tình cha, anh nhận ra tội lỗi của anh là hậu quả của việc chối bỏ tình cha. Anh trỗi dậy vì anh muốn dứt khoát với tội, với hiện trạng tội lỗi và nhất định trở về với cha.
Anh trở về vì xác tín cha anh vẫn thương anh và tha thứ cho anh. Chúa là Cha giàu lòng nhân ái luôn chờ đợi chúng ta là tội nhân. Hãy hồi tâm, hãy đứng dậy, hãy trở về với cha để được ơn tha thứ tội lỗi và hoán cải đời sống. Hơn nữa Chúa đang đợi chờ tất cả chúng ta, không chỉ để tha thứ và ban lại nhẫn đẹp áo mới của ân sủng cho những đứa con hoang đàng hư hỏng, mà còn để dạy dỗ cách thế yêu thương trọn vẹn cho những ai nghĩ mình vẫn đang thảo hiếu ngoan hiền, nhưng không phải như vậy, như người anh cả ganh tỵ vì cha đối xử tốt với em (x. Lc 15,11-31).
Như thế, ai trong chúng ta cũng cần hoán cải, và việc hoán cải phải bắt đầu từ trái tim của chúng ta. Vì thiếu lửa yêu mến, nên trái tim có khi đang nguội lạnh dần trong các việc đạo đức thường làm theo thói quen, hay vì quên lãng tình yêu, nên trái tim có thể đã trở thành chai đá trên nẻo đường tội lỗi. Mùa Chay chính là thời gian thuận lợi để tất cả chúng ta quay trở về với tình yêu Thiên Chúa. Hãy nhìn lên Thánh Giá để hiểu rõ Chúa đã yêu chúng ta thế nào, đồng thời cũng để biết chúng ta phải yêu Chúa sao cho cân xứng. Từ trái tim đã được hoán cải, chúng ta sẽ tích cực đổi mới tư tưởng, lời nói, việc làm theo ý Chúa, sẽ biến những điều quyết tâm và những lời dốc lòng trở thành hiện thực trong cách sống thường ngày.
Khởi đầu Mùa Chay Thánh, Giáo Hội đã nhắc nhở chúng ta không chỉ xức tro như một nghi thức bên ngoài, nhưng hãy khiêm nhường “thống hối và tin vào Tin Mừng”, “hãy xé lòng chứ đừng xé áo” để thành tâm tránh xa lỗi lầm sai phạm. Và trong suốt Mùa Chay, chúng ta được khích lệ gia tăng những hy sinh hãm mình và sốt sắng cầu nguyện, vì đây là những phương thế bên ngoài rất hữu hiệu để có được sức mạnh cho cuộc hoán cải thật sự từ bên trong.
Vì thế, mỗi người hãy chân thành nhìn lại bản thân, để từ đó chuyên chăm thực hành thêm một đôi việc đạo đức, dùng ý chí nghị lực để sửa đổi một vài tật xấu và chừa bỏ những lỗi lầm quen phạm.
2. Hoà giải
Được mời gọi hoán cải để trở về với Thiên Chúa Tình yêu, chúng ta cũng được thúc đẩy để hoà giải với mọi người. Cây Thánh Giá không những là ân sủng tuyệt vời nhất để giao hoà chúng ta với Thiên Chúa, đó còn là cảm nghiệm tế nhị nhất đòi buộc chúng ta phải sống yêu thương với những người chung quanh, phải xoá tan những xung khắc hận thù, đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng, chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn, nhưng phải yêu thương tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta trong Đức Kitô (x. Ep 2, 16; 4, 26-32). Hoà giải cũng là trách nhiệm của mỗi người chúng ta đối với gia đình, xóm làng, hội đoàn hay giáo xứ, những nơi mà tình hiệp thông có khi vẫn chưa trọn vẹn vì còn bất hoà chia rẽ, hoặc do sai lỗi thiếu sót hoặc chỉ bởi thành kiến hay hiểu lầm.
Việc hoà giải cũng phải khởi sự từ trong trái tim người kitô hữu. Chính tình yêu và mối ưu tư hiệp thông sẽ xây dựng nên những nhịp cầu hoà giải. Trước tiên chúng ta muốn học với Đức Kitô hiền lành và khiêm nhường, Đấng đã thinh lặng và tha thứ trước những sỉ nhục, xúc phạm trong suốt cả quãng đường khổ nạn thập giá. Chúng ta cũng muốn thực hiện điều mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã khởi đầu trong ngày khai mạc Năm Thánh, đó là can đảm và khiêm nhường nói lên lời xin lỗi vì đã bao lần vô tình hay cố ý xúc phạm đến nhau, chưa đối xử với nhau như lời Chúa dạy: chủ chăn xin lỗi con chiên, giáo dân xin lỗi linh mục, bề trên xin lỗi bề dưới, bề dưới xin lỗi bề trên, vợ chồng con cái và thành viên cộng đoàn xin lỗi về những gì đã làm buồn lòng nhau.
Xin cho đức ái theo Tin Mừng giúp chúng ta biết mau chóng trở về làm hoà với người anh em đang có chuyện bất bình với mình, sẵn sàng tha thứ dù phải đến bảy mươi lần bảy, cũng như biết sống nhẫn nhục bao dung, không nóng nảy giận hờn, không tự ái ích kỷ, không nuôi hận thù, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả (x. Mt 18, 21-35; 1Cr 13, 1-13).
3. Sống Mùa Chay hoán cải và hoà giải
Trong ơn phúc tràn đầy của Năm Thánh và với tâm tình sốt sắng của Mùa Chay, tất cả chúng ta hãy dành nhiều hy sinh và lời cầu nguyện cho việc hoán cải và hoà giải nơi mỗi cá nhân, gia đình, thôn xóm, giáo xứ và giáo họ trong giáo phận.
Đặc biệt, tại các cộng đoàn tu sĩ, các giới, các hội đoàn trong các giáo xứ giáo họ, nên thực hiện cách hữu ích các giờ chia sẻ kinh nghiệm hoà giải, cử hành nghi thức thống hối chung trước khi lãnh nhận bí tích giao hoà.
Anh Chị Em thân mến,
Mầu nhiệm Vượt Qua đòi hỏi chúng ta phải đóng đinh con người cũ, phải chết đi cho tội lỗi để cùng sống lại với Đức Kitô trong đời sống mới. Nguyện xin tình yêu từ Thánh Giá Chúa Kitô nên sức mạnh cho quyết tâm hoán cải và hoà giải của mỗi người chúng ta, để từ đó nối kết tất cả chúng ta trong tình hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và với mọi người.
Thân mến chào Anh Chị Em.
+ Tôma NGUYỄN VĂN TRÂM
Giám mục giáo phận Bà Rịa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét