Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Văn thư của TGM GP Vinh gửi UBND Tỉnh Nghệ An về sự việc tại giáo điểm Con Cuông








Thư của Đức Giám mục Phaolô gửi cộng đồng dân Chúa trong giáo phận - 4/7/2012

Thông Cáo của Tòa Giám mục GP Vinh về sự việc xảy ra tại giáo điểm Con Cuông

Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long hiệp thông với giáo dân Con Cuông, gp. Vinh




Kính gởi: Các nạn nhân và tất cả anh chị em tín hữu tại Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Anh chị em thân mến,
Từ nước Úc Đại Lợi xa xôi, tôi cùng các linh mục, tu sĩ, giáo dân và đồng bào tị nạn cộng sản tại đây xin bày tỏ sự xúc động sâu xa trước những biến cố đang dồn dập xẩy đến với anh chị em trong những ngày qua. Thật như lời Đức Cha của anh chị em viết từ Paris: Đó là “…. những sự việcmà đáng lẽ ra không được hiện diện ở thế kỷ XXI này”. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã dùng cả một hệ thống quân đội, công an và côn đồ như công cụ để trấn áp anh chị em đang khi thi hành một quyền căn bản và một bổn phận thiêng liêng nhất là thờ kính Thiên Chúa qua Thánh Lễ.

Thật đau buồn khi chúng ta phải chứng kiến cảnh bắt bớ, đánh đập và hành hung linh mục và các giáo dân trong khi thờ phượng. Thật xót xa khi những người làm công cụ của chế độ đã không kể việc phạm sự thánh khi đập phá ảnh tượng và gây thương tích cho các nạn nhân vô tội. Thật oái oăm khi tất cả những sự việc không bao giờ xẩy ra tại một xã hội văn minh ở thế kỷ 21, lại đang xẩy ra ở quê hương “Bác Hồ”-cha đẻ của cái gọi là xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phải chăng thiên đàng cộng sản mà “bác” phác họa cho dân tộc ta chỉ là chiếc bánh vẽ khổng lồ? Phải chăng cái “độc lập tự do hạnh phúc” mà do hậu duệ chính trị của “bác” tuyên truyền chỉ là một cái thùng rỗng? Anh chị em tại Nghệ An cũng như nạn nhân trên khắp đất nước chính là nhân chứng của sự băng hoại của chế độ cộng sản. Chúng ta cùng tâm thức rằng, bao lâu còn cộng sản, bấy lâu đất nước chúng ta đứng trước hố sâu của tuyệt vọng.

Chúng tôi cũng đã là nạn nhân của cộng sản nhưng giờ đây được may mắn sống trong xã hội văn minh tự do. Trong tình đồng bào cũng như trong cùng một đức tin, chúng tôi muốn bày tỏ sự hiệp thông sâu xa đến các nạn nhân cũng như toàn thể anh chị em giáo dân Con Cuông. Chúng tôi ngưỡng mộ và cảm phục đức tin can trường và ý chí bất khuất của anh chị em trước bạo quyền. Chính lòng tin và ý chí này sẽ chiến thắng bóng tối của sự dữ.
Cảm ơn anh chị em đã cho chúng tôi thấy sự trân qúy của tự do mà anh chị em sẵn sàng trả bằng mọi giá, ngay cả bằng tính mạng. Sự hào hùng của đất Vinh và sự bất khuất của Nghệ An đang sống lại trong anh chị em. Bạo quyền rồi sẽ phải lui bước; bóng tối tội ác rồi cũng bị chế ngự.
Tôi xin dùng lời Đức Kitô để khích lệ anh chị em: “Đừng sợ những người chỉ làm hại thân xác mà không thể làm hại linh hồn”. Việc bạo quyền khủng bố anh chị em cho thấy sự yếu thế và báo hiệu ngày cánh chung của họ. Một thể chế không còn chính nghĩa và một chế độ không còn được lòng dân sẽ không thể tồn tại. Anh chị em không cô đơn trong khổ nhục vì công lý. Chúng tôi đồng hành với anh chị em. Những người thiện tâm đồng hành với anh chị em. Nhưng trên hết, Đức Kitô là phiến đá tảng của niềm tin và niềm hy vọng của chúng ta. Chính Đức Kitô đã chiến thắng sự dữ và tà thần qua sự đau khổ, sự chết và sống lại của Ngài. Chính Đức Kitô đồng hành và đưa anh chị em đến ngày viên mãn của công lý và sự thật trên quê hương mến yêu. Một lần nữa, chúng ta đến với Mẹ La Vang trong lúc lâm nguy ngặt nghèo:
Xin Mẹ La Vang toàn thắng nơi quê hương chúng ta.
Xin Mẹ toàn thắng ngay cả qua những đau khổ và thất bại của chúng ta.
Xin Mẹ cho chúng ta đừng nản lòng tranh đấu cho công lý và sự thật,
cho tự do và nhân phẩm của con người.
Xin Mẹ đem lại chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm, sự lành trên sự dữ,
chí nhân trên cường bạo và đại nghĩa trên hung tàn. Amen.
Thân ái trong Chúa Kitô,
+Vincent Nguyễn văn Long OFMConv
Giám Mục Phụ Tá Melbourne, Australia.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Linh Mục và Giáo Dân Giáo Điểm Con Cuông Tiếp Tục Bị Đàn áp Khốc Liệt

Ngày 1 tháng 7 năm 2012: Như thường lệ, vào chiều Chúa Nhật hàng tuần, linh mục G.B Nguyễn Đình Thục đến dâng Thánh Lễ cho các giáo dân thuộc Giáo điểm Con Cuông thì bị một nhóm côn đồ được nhà cầm quyền huyện Con Cuông thuê chận lại và đánh đập linh mục nhằm mục đích không cho Ngài vào dâng Thánh Lễ cho giáo dân ở nơi đây. Nhận được tin cha đang bị đánh đập, giáo dân đang có mặt tại nhà nguyện đã tìm đến để ngăn chặn thì bị nhóm này đánh đập rất giã man. Có rất nhiều người phải nhập viện để cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.



Trong đó đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp của chị Maria Ngô Thị Thanh, chị đã bị đánh vỡ hộp sọ, hiện đang trên đường đi ra bệnh viện Việt Đức, Hà Nội để được cấp cứu. Mặc dầu bị đánh đập rất đau đớn nhưng vì sứ vụ của một linh mục và lợi ích của giáo dân nên Ngài vẫn cố gắng dâng Thánh Lễ. Vì nhà cầm quyền cố triệt hạ bằng được việc giáo dân sinh hoạt tôn giáo nơi đây nên tiếp tục huy động một lực lượng hùng hậu gồm công an, mật vụ mặc thường phục, côn đồ đến ném đá, đánh đập và bắt giữ giáo dân. Chưa dừng lại ở đó, khi giáo dân kiên quyết kháng cự thì nhà cầm quyền tiếp tục huy động lực lượng quân đội thuộc trung đoàn 335 với đầy đủ súng ống đến để đàn áp. Hiện tại, nhà cầm quyền đang bắt giữ rất nhiều giáo dân. Đồng thời, giáo dân cũng đã bắt giữ được 20 tên côn đồ. Sau khi giáo dân hỏi họ là ai, tại sao lại vào đánh đập và đến từ đâu thì họ cho biết, họ được thuê với giá 500.000VND/1người để vào đánh đập giáo dân và linh mục (chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cũng như video ghi lại lời khai của bọn côn đồ khi thuận tiện).
 
Nhận được tin báo, các giáo xứ như Lãng Điền, Yên Lĩnh, Quan Lãng, Bột Đà, Sơn La đã kéo chuông liên hồi và giáo dân ở các giáo xứ đó đã tập trung về Giáo điểm Con Cuông để hiệp thông cùng anh chị em nơi đây. Và cho tới lúc (20h30), bất chấp mọi lực lượng gồm công an, bộ đội, dân phòng, côn đồ…Giáo dân vẫn đang tập trung tại công an huyện Con Cuông với sự có mặt của một người công anh tỉnh Nghệ An và hai ông Trưởng, phó công an huyện để yêu cầu phải thả ngay và vô điều kiện đối với những giáo dân đang bị bắt giữ đồng thời phải lập biên bản làm rõ sự việc đã xảy ra trong chiều nay. Sau nhiều lí do quanh co, hiện nay (22h14’), biên bản đã được lập xong theo đúng những gì đã xảy ra nhưng lại phải “chờ con dấu”. Trong biên bản, tên công an tỉnh Nghệ An và trưởng, phó công an huyện Con Cuông đã thừa nhận việc lúc chiều là do sai trái của chính quyền.

Xin mọi người hiệp thông cầu nguyện cho bà con giáo dân nơi đây sớm được tôn trọng về quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm là quyền tự do Tôn giáo. Cầu nguyện cho chính quyền các cấp sớm nhận ra những tội lỗi của mình để phục thiện.

 
sau đây là một số hình ảnh về buổi đàn áp hôm 1/7, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết vào bản tin sau:
1
Cùng tham gia đàn áp có lực lượng bộ đội nhân dân với vũ khí là súng
1

1

1

1


1

1
Mặc dù rất lộn xộn nhưng giáo dân và linh mục vẫn bình tĩnh dâng lễ
1

1

1

1

1

1
côn đồ và công an đập phá tượng mẹ
1

1

1
Tên này đánh cha JB Nguyễn Đình Thục và bị giáo dân bắt lại
1

1

1
Tên công an chìm bị giam thứ 2 bên trái sang
1
Phó chủ tịch huyện viết biên bản gần 10 tiếng đồng hồ
1

1
giáo dân bị đánh
 

1
một trong những nạn nhân bị thương nặng
Anthony Thiên Ân(TNCG)


Xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho Anh Chị Em tại giáo điểm Con Cuông.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

CÁO PHÓ


TRONG NIỀM TÍN THÁC VÀO CHÚA KI TÔ PHỤC SINH


Tòa Giám Mục Bà Rịa kính báo:



Cha cố PHAOLO VŨ MINH TRÍ




Sinh năm 1920

Thụ phong Linh Mục tại Phát Diệm ngày 02-4-1949

Chánh xứ Nam Bình (giáo phận Bà Rịa): 1961-2002

Hưu: 2002-2012

Tạ thế lúc 15g10 ngày 05-6-2012 tại Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Phước Lâm (giáo phận Bà Rịa)

Thánh Lễ An Táng lúc 8g00 ngày 08-6-2012 tại nhà thờ Nam Bình.

Xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn Cha cố Phaolô.

“Ta là sự sống lại và là sự sống,
Ai tin vào Ta dầu có chết cũng sẽ được sống” (Ga 11,25-26)


Tiểu sử Cha Cố Phaolô VŨ MINH TRÍ

Ngày 13-7-1920: Sinh tại xã Phúc Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm
Năm 1927: Học trường làng Phúc Nhạc
Năm 1933: Tu học trường Thử Trì Chính, Phát Diệm
Năm 1937: Tu học tại Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc, Phát Diệm
Năm 1942: Tu học tại Đại Chủng Viện Thượng Kiệm, Phát Diệm
Ngày 2-4-1949: Thụ phong Linh mục tại nhà thờ Chính Tòa Phát Diệm, do Đức Cha Anselmô Tađêô Lê Hữu Từ
Năm 1952: Phó xứ Chánh Tòa Phát Diệm
Năm 1953: Linh hướng Trường Thử Trì Chính, Phát Diệm
Năm 1954: Di cư vào Nam, dừng chân tại Lộc An, Phước Hải, Bà Rịa
Năm 1961-2002: Chánh Xứ tiên khởi giáo xứ Nam Bình, giáo hạt Vũng Tàu, giáo phận Bà Rịa
Năm 2003-2007: Nghỉ hưu tại giáo xứ Hiền Đức, giáo hạt Long Thành, giáo phận Xuân Lộc
Năm 2007-2011: Nghỉ hưu tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu
Năm 2011-2012: Nghỉ hưu tại Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận Bà Rịa (giáo xứ Phước Lâm, xã Phước Hưng, huyện Long Điền,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Ngày 05-6-2012: Về Nhà Cha trên trời lúc 15g10.

Giáo Xứ Hữu Phước – Hạt Bình Giả Đón Linh Mục Tân Chánh Xứ PHAOLÔ LÊ ĐÌNH HÙNG

( binhgia.org) Sáng nay vào lúc 9g00 ngày 04/6/2012 cộng đoàn Dân Chúa Giáo xứ Hữu Phước hân hoan đón chào Linh mục chánh xứ mới của mình Cha Phaolô Lê Đình Hùng (Lm. 02/12/2004).

Trước sự chứng kiến của khoảng 50 linh mục và phó tế thuộc Giáo phận Bà Rịa cùng hơn một ngàn tín hữu của Hữu Phước và Giáo xứ Long Kiên nơi Cha Phaolô vừa chia tay. Đức Cha Tôma – Giám mục Giáo phận Bà Rịa đã chủ sự nghi thức nhậm xứ này. Sau khi Cha Gioan B. Thư ký TGM tuyên đọc quyết định bổ nhiệm Cha Phaolô tân chánh xứ Hữu Phước của Đức giám mục phận. Đức Cha Tôma đã ân cần giới thiệu Cha xứ mới cho cộng đoàn, Ngài mời gọi cộng đoàn hãy vâng phục; yêu mến và cộng tác với Cha xứ. Vì chính nơi Cha chánh xứ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô và của Đức giám mục nơi Giáo hội nhỏ bé này. Hãy cùng hợp lực với Ngài trong sứ mạng rao giảng tin mừng, xây dựng Hội thánh và làm cho gia đình giáo xứ này trở nên một tập thể hiệp nhất yêu thương. Đức cha cũng ngỏ lời chân thành cảm ơn Cha Phêrô Đỗ Minh Trí (CSsR) trong suốt 8 năm qua đã tận tình chăm sóc cộng đoàn Giáo xứ. Cùng với các tu sỹ của Dòng, Cha đã giúp cho Giáo xứ từng bước vươn lên vững chắc cả đời sống đức tin lẫn cơ sở vật chất. Các nghi thức nhậm xứ được tiếp tục diễn ra trong bầu khí trang trọng và nhiều cảm xúc.

Ngay sau nghi thức nhậm xứ, Cha Phaolo cùng đoàn đồng tế dâng thánh lễ tạ ơn, cầu xin bình an và hiệp nhất cho Giáo xứ; Ngài cũng dâng lễ này để cầu nguyện cho linh hồn hai cha cố nguyên là Chánh xứ Hữu Phước: Giuse Khuất Đăng Tích và Gioakim Hồ Quang Tâm.

Cũng xin nhắc lại: Giáo xứ Hữu Phước được thành lập vào đầu năm 1974; bổn mạng Chúa Kitô Vua, do cha Giuse Khuất Đăng Tích làm chánh xứ tiên khởi. Giáo dân từ nhiều vùng miền về đây tránh nạn chiến tranh, bà con chủ yếu chỉ sống vào nghề làm nương rẫy, đất đai thì cằn cỗi nên Giáo xứ rất khó khăn, đặc biệt là sau khi được giải phóng (1975). Sau nhiều năm cố gắng của Chủ chăn và Đoàn chiên, nhất là khoảng mười năm trở lại đây với sự dẫn dắt của các cha Dòng Chúa Cứu Thế, Giáo xứ đã dần dà "thay da đổi thịt". Giáo xứ hôm nay đã có Nhà thờ khang trang và các cơ sở khác; các Giới, các Hội đoàn được thành lập hoặc tái cơ cấu lại và đang phát triển. Đường xá được mở mang, đời sống kinh tế cũng dần được cải thiện. Tất cả như một lời minh chứng của tin mừng tình yêu và sự hiệp nhất của tập thể Giáo xứ Hữu Phước này. 

Cầu chúc cho ngày nhậm xứ của Cha Phaolô hôm nay trở nên nguồn gió mới thổi mát cho cộng đoàn Giáo xứ Hữu Phước, nâng cánh diều Hữu Phước này lên cao hơn nữa giữa xã hội nhiều thành phần và đa tôn giáo như tại Hữu Phước này.
Canhcobg.


Khánh thành nhà Hưu Dưỡng của Linh Mục

Trong niềm vui hiệp thông, vào lúc 10 giờ 30, ngày 30.5.2012, linh mục đoàn giáo phận Bà Rịa hiệp ý bên vị cha chung giáo phận làm phép xin Chúa thánh hóa ngôi nhà hưu dưỡng dành cho các linh mục vừa được sửa chữa và xây dựng hoàn thành.

Khu nhà hưu dưỡng được xây dựng trên nền đất cũ của chủng viện Phước Lâm
Khu đất này đã được giáo xứ Phước Lâm quản lý sau biến cố 1975
và được giao trả lại cho giáo phận vào cuối năm 2010

Dãy nhà bên phải gồm: phòng Nguyện, hội trường, phòng khách

Cha Giuse Phạm Văn Lý, Quản hạt Bà Rịa
thuyết trình với các linh mục trong giáo phận về quá trình trùng tu và xây dựng khu nhà hưu dưỡng

Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, giám mục giáo phận Bà Rịa
chủ sự nghi thức làm phép nhà hưu dưỡng







Đức Cha Tôma cùng với quý cha đã hưu dưỡng

Đây là ngôi nhà chung cho các linh mục trong giáo phận
sau một thời gian dài phục vụ cộng đoàn
các ngài sẽ được về đây để nghỉ dưỡng


Nhà bếp nằm bên cánh trái của khu nhà hưu dưỡng

Tiểu Chủng Viện Phước Lâm
được xây dựng trước 1975

Nguồn: binhgia.org

Những hình ảnh cuối cùng về Cha cố Phaolo Vũ Minh Trí


Chụp chung với Đức cha Tô ma và quý cha hưu dưỡng tại Lễ khánh thành Nhà hưu dưỡng Linh mục Phước Lâm hôm 30.05.2012


Xin Chúa là Cha nhân từ đón nhận linh hồn Cha Phaolo vào hưởng vinh phúc với Người

Nguồn Ảnh: binhgia.org

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Linh mục Anton Phạm Đình Phùng, một mục tử can đảm dấn thân theo con đường của Đức Giêsu Kitô


Tin Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng qua đời như một làn gió lạnh làm đau buốt nhiều trái tim yêu chuộng Công lý, Hòa bình không chỉ ở Việt Nam mà là nhiều nơi trên thế giới. Biến cố buồn đau này đã làm Giáo phận Vinh mất đi một chủ chăn kiên cường, giới trẻ Giáo phận Vinh mất đi một người Cha, một người thầy đáng kính.

Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng với tuổi đời còn rất trẻ, nhưng ngài đã để lại trong lòng giáo dân, tu sĩ, hàng giáo phẩm không chỉ ở Vinh mà cả Giáo hội Công giáo Việt Nam một hình ảnh sống động về lòng can đảm, về sự trung thành với lời khấn hứa bước theo con đường Đức Giêsu Kitô: Dấn thân hi sinh cho đàn chiên theo con đường Công lý – Sự thật. Sự ra đi của ngài là một tổn thất lớn không chỉ của Giáo phận Vinh mà là của Giáo hội Công giáo Việt Nam vốn đang hết sức cần thiết những mục tử đầy lòng can đảm, hi sinh.

Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng nguyên là thư ký của Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên – nguyên Giám mục Giáo Phận Vinh. Dù cuộc đời ngài ngắn ngủi, nhưng ngài đã đứng vững trong những ngày tháng khốc liệt của Giáo phận Vinh. Những ngày tháng đó, hình ảnh ngài đã nổi lên gây ấn tượng mạnh mẽ và đáp ứng những mong mỏi, những khao khát cũng như nguyện vọng và chí khí của người giáo dân Giáo phận Vinh kiên cường, dũng cảm và đầy tinh thần hiệp thông.
Có lẽ trong cuộc đời một con người, cơ hội để hiến thân, phục vụ và thể hiện rõ lòng tin, lòng quả cảm của mình không nhiều, nhưng khi có những yêu cầu đòi hỏi và cần bước lên, không phải ai cũng đủ can đảm đáp ứng. Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng đã thể hiện rõ ràng nhất bản lãnh của mình trước những yêu cầu bức thiết của thời cuộc.
Trong sự kiện Tam Toà, Giáo phận Vinh khi nhà cầm quyền tỉnh Quảng Bình dùng mọi thủ đoạn đàn áp giáo dân, đánh đập các linh mục, xúc phạm nơi tôn nghiêm. Đê hèn hơn, nhà cầm quyền Việt Nam còn huy động cả hệ thống truyền thông khổng lồ nhằm vu cáo, bóp méo và dọa dẫm nửa triệu Giáo dân GP Vinh khi vị cha già đang đi hành hương. Nhiều nơi, nhiều khi chính các mục tử, các linh mục cũng muốn yên thân và việc ĐGM đi vắng là cơ hội ngàn vàng để họ ẩn mình và từ chối trách nhiệm. Thế nhưng, Giáo phận Vinh đã có một tinh thần hết sức mạnh mẽ để lên tiếng bảo vệ đàn chiên của mình bị áp bức, mạnh mẽ tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế về tội ác tày trời này. Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng với tư cách là Thư Ký của Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên đã đứng mũi chịu sào với 4 bản thông cáo mạnh mẽ phản đối hành động đầy dã tâm của nhà cầm quyền: “Công an tỉnh Quảng Bình đánh đập và bắt giữ người trái phép” và đồng loạt thông báo tất cả các giáo xứ tại Giáo phận Vinh treo khẩu hiệu: “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ”.
Cả Giáo phận Vinh nổi sóng, cả đất nước, cả thế giới hướng về Giáo phận Vinh, bộ mặt bẩn thỉu của nhà cầm quyền Việt Nam được phơi bày trước toàn thế giới – bộ mặt một nhà nước độc tài và là kẻ thù của tôn giáo, tâm linh. Nhiều bài phát biểu hết sức mạnh mẽ của linh mục Anton Phạm Đình Phùng đã thể hiện ý chí của Giáo phận Vinh quyết tâm bảo vệ đoàn chiên bị nhà cầm quyền đánh đập và bắt giữ. Đồng thời là lá chắn, là chỗ dựa vững chắc cho đoàn chiên trông cậy vững bước trên con đường Sự thật – Công lý – Hòa bình như chính lời Chúa Giêsu đã dạy: “Ta là đường, là sự thật và là sự sống”.
Thánh lễ Mẹ lên Trời tại Giáo phận Vinh quy tụ hơn 200.000 giáo dân được tổ chức để cầu nguyện cho giáo xứ Tam Toà vào ngày 15/8/2009 đã là tiếng nói mạnh mẽ khẳng định tinh thần quật cường và hiệp thông của giáo dân GP Vinh đang bị bách hại.
Không chỉ thế, với tư cách là tuyên úy sinh viên Công giáo Vinh, trong nhiều sự kiện liên quan đến họ, ngài đã thể hiện rõ ràng bản lĩnh và sự hi sinh của mình cho những người mà ngài được giao coi sóc. Sự kiện các sinh viên tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Nghệ An bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An kết hợp với nhà trường dùng mọi thủ đoạn ép buộc không được sinh hoạt tôn giáo tại nhà, dùng nhiều thủ đoạn đem côn đồ đến trán áp sinh viên khi đang sinh hoạt tại gia. Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng với tư cách đặc trách sinh viên Giáo phận Vinh lúc đó đã can thiệp và lên án hành động xấu xa của nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An rất nhiều lần và nhiều cách khác nhau, nhờ đó mà duy trì được tinh thần của Hội sinh viên công giáo Vinh suốt nhiều năm với hoàn cảnh khắc nghiệt đến từ nhà cầm quyền cộng sản.
Trong những năm tháng sóng gió đến với Giáo phận Vinh, linh mục Anton Phạm Đình Phùng trong nhiều vai trò khác nhau là Thư Ký, là Giáo sư, là Chính hạt và là đặc trách Sinh viên đã hy sinh và đóng góp một vai trò rất lớn cùng với Đức Cha Phaolo Cao Đình Thuyên để dẫn dắt giáo phận Vinh vượt qua nhiều gian khó. Đặc biệt chúng ta phải kể đến sự đóng góp của Ngài trong việc thăng tiến công lý và hoà bình tại Việt nam trong suốt nhiều năm qua.
Nhìn lại tình cảnh Giáo phận Vinh trong những ngày này, qua những vụ việc liên tục xảy đến từ phía nhà cầm quyền CSVN như Con Cuông. Mỹ Lộc, Cầu Rầm, Dũ Lộc, Đông Yên, Ngọc Long và nhiều nơi khác đã bị tinh thần câm lặng và thỏa hiệp, chúng ta mới thấy Giáo phận và Giáo hội cần những con người như ngài biết bao nhiêu.
Đặc biệt mới đây, qua phiên tòa mà nhà cầm quyền Cộng sản Nghệ An đã dựng ra để xét xử những người công chính như các sinh viên công giáo Vinh và trước đó là bà Võ Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch Hội đồng giáo xứ Tam Tòa, người đã chấp nhận nhiều hi sinh cho Giáo xứ Tam Tòa tồn tại nhưng đã bước ra cái gọi là “tòa án Cộng sản” trong âm thầm đơn độc, càng hiểu được sự hiệp nhất và yêu thương đối với các giáo dân từ các chủ chăn cần thiết biết nhường nào. Cũng qua đó, người ta mới thấy sự cần thiết cho Giáo phận và Giáo hội với những con người dám dấn thân làm môn đệ Đức Kitô như linh mục Antôn Phạm Đình Phùng.
Trước sự ra đi vội vàng của linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, không thể lý giải gì hơn, tất cả là ý Chúa quan phòng và dự liệu. Phải chăng:
 
Thần tiên sớm bay về Trời
Để cho ma quỷ trơi đời thế gian


(Ca dao xứ Nghệ).
Xin thắp một nén hương lòng để đưa tiễn vị Chủ chăn kiên vững này và ghi khắc những công trạng, tấm lòng Ngài đối với giáo hội và quê hương Việt Nam, cùng với  lời khẩn cầu xin Chúa là Cha nhân từ sớm đưa Ngài về hơp đoàn cùng các Thánh trên Thiên đàng.

 
Ngày 30/5/2012
Joseph Nguyễn Hưng An

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Cáo phó: Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng đã từ trần



TÒA GIÁM MỤC XÃ ĐOÀI
GIÁO PHẬN VINH
Nghi Diên - Nghi Lộc - Nghệ An
Đt: 0383.861.171
Email: tgmvinh@gmail.com


“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11, 25)
+
CÁO PHÓ
  Trong niềm tín thác vào Chúa Kitô Phục Sinh,
Tòa Giám mục Xã Đoài - Giáo phận Vinh kính báo:
Linh MụcANTÔN PHẠM ĐÌNH PHÙNG
Sinh ngày 02/10/1969, tại giáo họ trị sở, giáo xứ Bột Đà, xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ngài là con ông bà cố Phaolô Phạm Đình Tạo và Maria Trần Thị Thưởng,

Đã được Chúa gọi về hồi 5h30' thứ Ba ngày 29 tháng 5 năm 2012

tại Bệnh viện Nhiệt đới, Sài Gòn.
Hưởng dương 43 tuổi, 15 năm linh mục.
Lễ viếng bắt đầu từ 15h ngày 30 tháng 5 năm 2012
Thánh lễ an táng vào lúc 7 giờ thứ Sáu ngày 01 tháng 6 năm 2012
tại nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa
(xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).
Xin quý Cha, quý Tu sĩ và anh chị em
hiệp ý dâng Thánh lễ và cầu nguyện
cho linh hồn Cha Antôn.
Xin vì Danh Chúa nhân từ
ban cho Cha 
Antôn được nghỉ yên bên Chúa
và các thần thánh trên Quê Trời.

R.I.P.



TIỂU SỬ
CHA ANTÔN PHẠM ĐÌNH PHÙNG
Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng sinh ngày 02/10/1969 tại giáo họ trị sở, giáo xứ Bột Đà (xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An).

+ Ngài là con trưởng trong gia đình có 9 người con (5 trai, 4 gái). Hai em gái kế tiếp đã lập gia đình, từ em thứ 4 đến thứ 9 đều theo ơn gọi tu trì.

+ Ngày 31/10/1991: Vào Đại Chủng viện Vinh Thanh.

+ Thụ phong Linh mục: 15/8/1997.

+ Từ năm 1999 - 2003: Du học tại Pháp. Tốt nghiệp Cao học Thần học Thánh Kinh.
+ Từ năm 2003 - 2010: Thư ký Tòa Giám mục.

+ Từ năm 2003 đến nay: Giáo sư Thánh Kinh tại Đại Chủng viện Vinh Thanh.


+ Từ năm 2003: Tuyên úy sinh viên Công giáo Vinh.

+ Từ năm 2005 - 2006: Phụ trách giáo xứ Yên Đại.

+ Năm 2006:  Phụ trách giáo xứ Cầu Rầm.
+ Từ năm 2006 - 2010: Trưởng Ban Giới trẻ Giáo phận.

+ Từ năm 2007 - 2010: Quản xứ, quản hạt Xã Đoài.

+ Từ năm 2010 đến nay: Quản xứ, quản hạt Thuận Nghĩa.

Do cơn bạo bệnh đột ngột, ngài đã từ trần hồi 05h30’ ngày 29/5/2012. Hưởng dương 43 tuổi, 15 năm linh mục.



Xin được Chia buồn cùng Giáo phận Vinh và gia đình Cha Anton, có thể nói Ngài là một vị Mục tử nhân lành luôn dấn thân cho Hòa bình và Công lý cho giáo phận Vinh . Xin Chúa thương đón nhận Cha vào hưởng Thánh nhan Ngài.